Hội thảo Phật giáo tại Yangon

GNO - Một hội nghị quốc tế về di sản văn hóa Phật giáo đã được tổ chức tại Đại học Phật giáo Quốc tế Sitagu ở Yangon từ ngày 15 đến 17-12-2012, với sự hỗ trợ của Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ.

Tại lễ khai mạc, Phó Tổng thống Myanmar, tiến sĩ Sai Mauk Kham cho biết việc bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo của Myanmar sẽ giúp mang lại hòa bình và hòa giải cho đất nước.

"Những lời dạy của Đức Phật về lòng từ bi, cảm thông, kiên nhẫn và vô thường đã làm bình tâm và là ánh đuốc soi đường cho biết bao người. Chúng ta có thể thỏa mãn các nhu cầu vật lý của chúng ta bằng khoa học và vật chất, nhưng nhu cầu tâm lý thì chỉ giáo lý của Đức Phật mới có thể làm thỏa mãn được. Đó là một di sản vô giá cho tất cả mọi người", ông nói.

buddhist-heritage.jpg

Đêm văn hóa về cuộc đời Đức Phật

Quyết định tổ chức hội thảo tại Yangon đã được thực hiện bởi chính phủ Myanmar và Ấn Độ trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống U Thein Sein đến Ấn Độ vào tháng 10-2011. Kế hoạch này đã được khẳng định trong chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Ấn Độ - tiến sĩ Manmohan Singh vào tháng 5 vừa qua.

Người bảo trợ của Đại học Phật giáo Quốc tế Sitagu, tiến sĩ Ashin Nyanissara cho biết hội thảo nhằm mục đích duy trì và phát triển nhân phẩm, văn hóa và tinh thần của Phật giáo ở Myanmar và Ấn Độ.

"Có hai yếu tố để duy trì di sản văn hóa Phật giáo, đó là các yếu tố tinh thần và vật chất", tiến sĩ Ashin Nyanissara nói. "Các di sản vật chất bao gồm các ngôi chùa, hình tượng, các cơ sở nhà tôn giáo và các bức bích họa, trong khi yếu tố tâm linh bao gồm việc bảo tồn văn học và giáo lý của Đức Phật trong sự thuần khiết của chúng".

"Chúng tôi đang cố gắng để duy trì di sản tinh thần bằng việc giảng dạy văn học và giáo lý Phật giáo, đồng thời làm các công việc nhằm bảo tồn các di sản văn hóa vật chất", ông nói.

Hội nghị kéo dài ba ngày thu hút 26 diễn giả đến từ 10 quốc gia, chủ đề từ việc bảo quản các cơ sở tôn giáo đến việc bảo vệ dòng văn học Phật giáo.

Trong số các diễn giả có tiến sĩ Hla Tun, kết hợp với lãnh đạo khoa ngôn ngữ Pali và văn học tại Đại học Pariyati Sasana tại Yangon.

Ông nói rằng hội thảo đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người Myanmar, mặc dù đây là lần đầu tiên một hội nghị như vậy được tổ chức trong nước.

"Myanmar đã duy trì truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy ở dạng ban đầu của nó, cùng với các tài liệu văn học Phật giáo có liên quan. Các học giả tham gia hội nghị đã chia sẻ quan điểm về di sản văn hóa Phật giáo, vốn quan trọng cho thế hệ tương lai và cho Phật giáo", ông nói.

Tiến sĩ Hla Tun cho biết sự kiện tương tự nên được tổ chức trong tương lai, trong sự hợp tác với chính phủ, các nhóm tôn giáo và các tổ chức quốc tế như UNESCO.

Vào tối ngày 15-12, các quan chức của Hội đồng Quan hệ Văn hóa và Đại học Phật giáo Quốc tế Sitagu đã tổ chức một buổi lễ tại chùa Shwedagon dâng tặng cho chùa một pho tượng Phật bằng sa thạch cao 4,8 mét.

Tối cùng ngày, một đêm văn nghệ về cuộc đời của Đức Phật đã được trình bày tại Nhà hát Quốc gia, được tổ chức bởi Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Bộ Văn hóa Myanmar và Đại học Sitagu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Điều xấu của một tu sĩ: Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày