Hội thảo quốc tế về đại sư A-đề-sa

Hội thảo quốc tế về đại sư A-đề-sa

GNO - Hội thảo quốc tế và triển lãm về Phật giáo, với trọng tâm đặc biệt là về vị đại sư A-đề-sa (Atisa Dipamkara Jnana) vừa được tổ chức tại Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Indira Gandhi (IGNCA) từ ngày 16 đến 18-1.

18 học giả nổi tiếng, các nhà sư, các nhà khảo cổ học, nhà sử học nghệ thuật, các nhà thám hiểm và các chuyên gia từ các bảo tàng ở nước ngoài và Ấn Độ tham gia Hội thảo.

"Đây là một nỗ lực nhằm viết lại một trang bị lãng quên trong lịch sử của Ấn Độ", giáo sư Shashibala, Học viện Quốc tế Văn hóa Ấn Độ, nói.

Triển lãm cũng sẽ giới thiệu hình ảnh của các ngôi chùa, tu viện và xá-lợi của Ngài A-đề-sa từ các vùng xa xôi của miền tây và miền trung Tây Tạng, Trung Quốc. Tài liệu về cuộc đời và di sản của Ngài A-đề-sa sẽ là một điểm thu hút khác.

Văn Công Hưng (Theo TNN)

A-đề-sa là cách đọc theo âm Hán - Việt, dịch ý là "Người xuất chúng, xuất sắc", cũng được gọi là Nhiên Đăng Cát Tường Trí. Là một Đại sư người Đông Ấn (982-1054), đã đóng góp rất nhiều trong việc truyền Phật giáo sang Tây Tạng. Sư chuyên nghiên cứu các phương pháp phát triển Bồ-đề tâm. Là Tổ của dòng Ma-kiệt-đa và thuyết sư tại đại học Siêu Giới (sa. vikramaśīla).

Sư được mời qua Tây Tạng và sống ở đó 12 năm cuối đời mình. Sư là người sáng lập trường phái Ca-đương, gây ảnh hưởng rất lớn cho nền Phật giáo Tây Tạng, nhất là dòng Cách-lỗ của Tông Khách-ba.

Liên Hoa (Theo Wikipedia)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày