Hội thảo về tôn giáo với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái

Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Tôn giáo với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái: lý luận và thực tiễn "
Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Tôn giáo với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái: lý luận và thực tiễn "
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đó là chủ đề chính của hội thảo khoa học cấp quốc gia vừa diễn ra vào sáng nay 24-6, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (quận 1, TP.HCM).
Các chức sắc tôn giáo, nhà khoa học, học giả tham dự hội thảo
Các chức sắc tôn giáo, nhà khoa học, học giả tham dự hội thảo

Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Đạo đức và khoa Nhân học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.

Chương trình có sự góp mặt của ông Võ Văn Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN, Trưởng ban Công tác phía Nam; bà Nguyễn Kim Ngọc, Phó phòng Dân tộc - Tôn giáo - Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM; đại diện Ủy ban MTTQVN tỉnh Tây Ninh, Kiên Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Nai… cùng các chức sắc tôn giáo, các nhà khoa học, học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên của trường.

Ông Lê Hoàng Dũng phát biểu khai mạc
Ông Lê Hoàng Dũng phát biểu khai mạc

Được biết, hội thảo đón nhận 30 bài tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu và được tập hợp thành kỷ yếu với nội dung liên quan đến lý luận và thực tiễn của tôn giáo trong việc bảo vệ môi trường. Theo Tiến sĩ Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho biết mong muốn kết quả hội thảo sẽ góp phần xây dựng nền tảng học thuật cho ngành Tôn giáo học của nhà trường, tạo nên sự kết nối giữa các tổ chức, tôn giáo với nhau trong việc chung tay bảo vệ môi trường và phổ biến các giá trị này đến với nhiều người hơn.

Đại đức Thích Hạnh Tuệ trình bày tham luận "Triết lý ứng xử với môi trường sinh thái theo quan điểm của Phật giáo"
Đại đức Thích Hạnh Tuệ trình bày tham luận "Triết lý ứng xử với môi trường sinh thái theo quan điểm của Phật giáo"

Đại diện Phật giáo, Đại đức Thích Hạnh Tuệ, Phó Trưởng khoa Phật giáo Việt Nam - Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM trình bày tham luận "Triết lý ứng xử với môi trường sinh thái theo quan điểm của Phật giáo". Theo đó, Phật giáo gắn liền với thiên nhiên, bảo vệ môi trường qua cuộc đời của Đức Phật từ khi Đản sinh dưới gốc cây Vô ưu, thành đạo dưới cội Bồ đề, nhập diệt dưới 2 gốc Sa-la; giới luật về cấm sát sinh; nghi thức phóng sanh; tư tưởng từ bi bất hại; tinh thần vô ngã vị tha; triết lý duyên khởi xác định nếu môi trường hay thiên nhiên bị ô nhiễm trầm trọng thì đời sống con người cũng bị huỷ diệt.

Vấn đề thực tiễn trong việc bảo vệ môi trường của các tôn giáo cũng được các nhà nghiên cứu chỉ rõ. Hòa thượng Danh Lung cho biết, tên của chùa trong kinh điển có ý nghĩa là công viên hay rừng, vì vậy với Phật giáo Nam tông, khi xây dựng các tự viện đều cố gắng không phá bỏ đi hệ sinh thái môi trường xung quanh. Minh chứng rõ nhất đó là hầu hết các ngôi chùa của người Khmer đều có các rừng cây xanh xung quanh.

Linh mục Tạ Huy Hoàng, Tổng Quản lý Học viện Công giáo Việt Nam phản biện tại hội thảo
Linh mục Tạ Huy Hoàng, Tổng Quản lý Học viện Công giáo Việt Nam phản biện tại hội thảo

Hội thảo cũng nhận được rất nhiều ý kiến tham luận của các học giả để xây dựng nên hệ thống lý luận và làm sáng tỏ thêm thực tiễn của tôn giáo trong việc bảo vệ môi trường, nhất là trong giai đoạn đầy biến động hiện nay. Tất cả các tôn giáo đều có nhận thức chung trong việc chung tay kêu gọi các tín đồ cùng hành động để giảm tải ô nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ chúng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày