Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên khánh thành cầu bê-tông, bàn giao 7 căn nhà tình thương

Cầy cầu Tường Nguyên 405 được đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán - Ảnh: TN
Cầy cầu Tường Nguyên 405 được đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán - Ảnh: TN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên (TP.HCM), ngày 12-12, đã tổ chức lễ khánh thành cầu Tường Nguyên 405 tại tỉnh Sóc Trăng.
Cắt băng khánh thành cầu bê-tông Tường Nguyên 405 tại ấp An Bình

Cắt băng khánh thành cầu bê-tông Tường Nguyên 405 tại ấp An Bình

Cầu Tường Nguyên 405 với chiều dài 40 mét, chiều ngang 3,5 mét, cầu có thiết kế dằm bê-tông Châu Thới, tại ấp An Bình, xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung , tỉnh Sóc Trăng. Do doanh nhân Lưu Thế Truyền - Tường Đạt và những người bạn ở TP.HCM tài trợ cùng bà con địa phương đóng góp công sức.

Dịp này, chương trình tặng 80 phần quà đến các bà con khó khăn tại xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng do nhóm bạn hữu tại TP.HCM tài trợ.

Tổng kinh phí xây dựng cầu và quà tặng là 1,85 tỷ đồng.

Trao quà đến bà con khó khăn tại tỉnh Trà Vinh - Ảnh: TN

Trao quà đến bà con khó khăn tại tỉnh Trà Vinh - Ảnh: TN

Ngoài ra, Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên cũng đã bàn giao 7 căn nhà tình thương trong chương trình “Sen búp xin tặng người” của Thượng tọa Thích Pháp Hòa chùa Trúc Lâm - Tây Thiên (Canada) tài trợ, mỗi căn 60 triệu đồng.

Trước đó, ngày 11-12, Hội đã tặng 300 phần quà, mỗi phần quà trị giá 400.000 đồng đến bà con ở 2 xã thuộc huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

GNO - Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.

Thông tin hàng ngày