HT.Thích Nhất Hạnh và pháp thoại tại Bangkok

GNO - Thiền sư Thích Nhất Hạnh chứng minh rằng, hơi thở chánh niệm, đi bộ chánh niệm (thiền hành) và lắng nghe sâu có thể giúp chúng ta hòa giải tất cả mọi thứ từ các mối quan hệ cá nhân đến các cuộc xung đột khác.

Phát biểu tại "Pháp thoại Thích Nhất Hạnh: Cùng nhau, chúng ta là một" đêm thứ Ba, ngày 9-4, tại Royal Paragon Hall thuộc Siam Paragon, sự kiện được tổ chức như một phần của chuyến hoằng pháp kéo dài một tháng tại Thái Lan, Thiền sư đã khuyến cáo về sự nguy hiểm của việc mất tình yêu thương trong một xã hội tiêu dùng.

"Nhiều người nghĩ rằng họ càng tiêu thụ thì càng trở nên hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng nhiều người trong số những người có tiền và những người đã đạt được danh vọng vẫn phải chịu rất nhiều đau khổ".

>> 400 hành giả tham dự khóa tu xuất sĩ ll Những hoạt động của Tăng thân Làng Mai tại Thái Lan ll

30203925-01_big.jpg

HT.Thích Nhất Hạnh tại pháp thoại Cùng nhau Chúng ta là Một (Thái Lan)

Ngài nói rằng, thầy biết nhiều doanh nhân giàu có có vợ và con cái không được hạnh phúc. "Họ là nạn nhân của sự thành công của riêng mình. Nếu không có tình yêu, chúng ta không thể hạnh phúc. Nếu bạn quá bận rộn kiếm tiền, bạn sẽ không có tình yêu. Sau một ngày làm việc chăm chỉ, bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc cho những người thân yêu của mình”.

"Chúng ta cần phải tự hỏi mình ‘Liệu chúng ta có thời gian để yêu thương và chăm sóc cho những người chúng ta quan tâm?’. Một người cha luôn luôn bận rộn kiếm tiền nói với đứa con trai của mình: ‘Ngày mai là sinh nhật của con, con trai. Con muốn gì trong ngày sinh nhật của mình? Cha sẽ mua nó cho con’. Cậu bé không để ý đến câu hỏi, sau đó đã trả lời: ‘Con không muốn bất cứ điều gì. Những gì con muốn là cha’".

Thầy Thích Nhất Hạnh định nghĩa tình yêu là "có mặt ở đó vì những người mà bạn yêu thương".

"Món quà quý giá nhất mà bạn có thể ban cho những người yêu quý của bạn là sự hiện diện của bạn. Hãy làm cho sự hiện diện của bạn luôn tươi mới", thầy nhấn mạnh.

Sự hiểu biết và tình yêu có thể được gieo trồng thông qua chánh niệm và nếu bạn biết làm thế nào để thực tập hơi thở và đi bộ chánh niệm, bạn có thể làm cho sự hiện diện của bạn luôn tươi, Thiền sư giải thích.

Đức Phật đã dạy 16 bài tập thở chánh niệm. Bài tập thứ ba là phải nhận thức được cơ thể của bạn. "Thở vào, tôi biết rằng tôi có một cơ thể. Thở ra, tôi mỉm cười với lòng từ bi. Khi bạn ngồi trước máy tính, bạn quên rằng bạn có một cơ thể, vì vậy đây là thời điểm tốt để thực hành các bài tập thứ ba và thứ tư. Bài tập thứ tư là giải phóng căng thẳng trong cơ thể của bạn. Bạn có thể thực hiện các bài tập này mọi lúc mọi nơi, thậm chí khi ngồi trong ô tô".

Và trong khi đi bộ từ bãi đậu xe đến văn phòng, bạn có thể thực hành đi bộ chánh niệm, thầy nói thêm.

"Đức Phật dạy chúng ta rằng chúng ta nên thưởng thức hơi thở của chúng ta. Mỗi hơi thở vào là niềm vui và sự bổ dưỡng và mỗi hơi thở ra có thể xóa đi căng thẳng. Khi bạn đi bộ đến văn phòng, ngay cả khi đoạn đường rất ngắn, bạn có thể thực tập hơi thở chánh niệm và đi bộ chánh niệm".

Trong khi thở vào, hãy tiến tới hai bước và nhận thức được sự tiếp xúc của bàn chân trên sàn nhà, thầy khuyên. "Và khi bạn có thể nhận thức được sự tiếp xúc giữa chân và sàn nhà, bạn sẽ ngừng suy nghĩ. Đi bộ chánh niệm giúp bạn tận hưởng từng bước chân. Khi bạn thực hiện bước đầu tiên, hãy nói: "Tôi đã đến”. Và khi bạn thực hiện bước thứ hai, một lần nữa hãy nói: "Tôi đã về". Đến ở đây là đến trong khoảnh khắc hiện tại.

"Đức Phật dạy chúng ta rằng quá khứ đã đi và tương lai chưa đến. Cuộc sống thực đang nằm trong thời điểm hiện tại”.

"Trong khi thở ra", thầy tiếp tục, "hãy thực hiện bước thứ ba. Điều này là do hơi thở ra của chúng ta thường dài hơn hơi thở vào. Khi bạn thực hiện bước đầu tiên và thứ hai, hãy nói: ‘Tôi đang ở nhà’. Và khi bạn đi bước thứ ba, hãy nói rằng ‘Tôi đã thực sự ở nhà'”.

"Ngôi nhà thật sự của bạn là ở đây và bây giờ và bạn có thể tiếp xúc được với cuộc sống".

HT.Thích Nhất Hạnh đề nghị các cặp vợ chồng hoặc các thành viên trong gia đình nên tổ chức các buổi ngồi thiền. "Một người không có sự điềm tĩnh và bình an sẽ không thể có hạnh phúc", thầy chỉ ra.

Bài tập chánh niệm thứ bảy là phải nhận thức được cảm xúc đau đớn trong khi bài tập thứ tám dùng để bình tĩnh những cảm xúc đó. "Cảm xúc đau đớn không cho phép chúng ta được bình an do đó chúng ta phải biết làm thế nào để xử lý chúng", ngài nói.

"Tức giận, sợ hãi hay đau khổ là một loại năng lượng. Nếu bạn không biết làm thế nào để xử lý các trạng thái đó, bạn sẽ mất năng lượng. Bài tập thứ tám nhằm mục đích tạo ra năng lượng của chánh niệm và chăm sóc cảm giác và xúc cảm của bạn”.

"Trong khi thở vào, hãy đem tâm trở lại cơ thể của bạn. Khi tâm trí và cơ thể trở lại với nhau, bạn đang ở nhà và năng lượng của chánh niệm sẽ làm cho bạn thực sự hiện diện ở đây và bây giờ. Và khi bạn có đủ năng lượng của chánh niệm và nhận thức được cảm xúc của bạn, bạn có đủ bình an và sự tươi mới để dành cho những người mà bạn yêu thương".

Các khóa tu tại cộng đồng Làng Mai từ lâu đã cung cấp cách thức để mang lại hạnh phúc cho nhiều cũng như khôi phục lại sư tiếp xúc cho những cặp vợ chồng đã không nói chuyện với nhau trong nhiều năm. Người tham gia sẽ học về hơi thở chánh niệm, đi bộ chánh niệm và lắng nghe sâu. "Khi họ biết làm thế nào để nghe chánh niệm, họ có thể hòa giải", Hòa thượng nhẹ nhàng chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).

Thông tin hàng ngày