Khi hạnh phúc đến từ… sự biến mất

GN - “Đừng đọc cuốn sách này nếu bạn muốn là một ai đó, bởi vì nó sẽ biến bạn thành không ai cả, một thứ vô ngã”, tác giả Ajahn Brahm viết trong lời dẫn nhập cuốn sách “Hạnh phúc đến từ sự biến mất”.

hPHUC.jpg

Sách Hạnh phúc đến từ sự biến mất

Phật giáo cho rằng bản chất của con người là “vô ngã” - không có cái tôi. Trở về với bản chất “vô ngã”, con người mới đạt được trạng thái hạnh phúc vĩnh hằng. Nhưng con người cũng tồn tại “ngũ uẩn” - là những thứ ta cảm nhận, tri giác, thiên kiến. Chính “ngũ uẩn” tạo nên những thế giới quan khác nhau, từ đó tạo nên những bản ngã khác nhau. “Ngũ uẩn” nhào nặn nên số phận và tính cách, đặc điểm của từng con người.

Có bao giờ bạn tự hỏi, nếu một người có thể hiểu được tất cả ký ức; nhìn được góc nhìn, cảm nhận được cảm xúc của tất cả những người khác thì bạn sẽ là ai? Có lẽ ta sẽ chẳng còn là “ai” cả - “vô ngã”. Phải chăng, đó là trạng thái “đắc đạo”?

Vậy làm thế nào để đạt được “vô ngã”? Làm thế nào để thực sự “biến mất”, không chỉ thân tâm bên ngoài mà cả những thứ sâu xa bên trong tạo nên bản ngã - cái tôi, mầm mống của những phiền muộn dai dẳng?

Dành hàng chục năm để tu tập ở một tu viện trong rừng gần thành phố Perth, Tây Úc, tác giả - Thiền sư Ajha Brahm đã chiêm nghiệm và ứng dụng lời chỉ dẫn của Đức Phật trong con đường đạt được giác ngộ và hạnh phúc vĩnh hằng. Tu tập nhiều năm, thấu hiểu sâu sắc những giáo lý Phật giáo, Thiền sư Ajahn Brahm không chỉ là một bậc chân tu được tôn kính, ngài còn là tác giả của rất nhiều cuốn sách về Phật giáo, thiền định và chỉ dẫn tâm linh như “Buông bỏ buồn buông”, “Mở cửa trái tim”, “Tâm từ”… được nhiều bạn đọc và thiền sinh đón nhận.

Với Thiền sư Ajahn Brahm, chìa khóa để mở cánh cửa hạnh phúc vĩnh hằng chính là sự biến mất. Theo ngài, biến mất không phải là một sự trốn tránh mà là khi tâm định và an ổn - bạn bắt đầu hiểu về “vô ngã” thì tự thân sẽ biết cách buông bỏ. Từ buông bỏ - “biến mất”, bạn sẽ nhận thấy sự an bình và tự do, từ đó tận diệt bể khổ.

Với “Hạnh phúc đến từ sự biến mất”, Thiền sư Ajahn Brahm không đem đến một quyển cẩm nang hay sách hướng dẫn những điều cần làm để đạt được hạnh phúc cho độc giả. Vị tu sĩ phương Tây cũng không đưa ra chỉ dẫn từng bước việc hành thiền như một số cuốn sách trước của mình, thay vào đó, ngài chỉ đơn giản đưa ra những lời chia sẻ, những mô tả về cách một người quay trở về với bản chất “vô ngã” của mình.

Cuốn sách “Hạnh phúc đến từ sự biến mất” gồm 11 chương, bao gồm các chương: Hướng tâm vào hiện tại, Cảm nhận sự an lạc, Chứng giác Tuệ minh sát… Ở mỗi chương, tác giả chia sẻ các vấn đề, trải nghiệm mà thiền sinh thường đối mặt trong quá trình thiền định. Thông qua những trải nghiệm cũng như chứng ngộ của mình, ngài Ajahn Brahm không chỉ giúp các thiền sinh vượt qua những trở ngại này, mà qua cuốn sách, Thiền sư còn cung cấp một tấm gương soi, lộ trình với các dấu mốc để thiền sinh “lần theo”, biết được mình đang đi đúng hướng theo con đường mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi qua hơn 2.500 năm trước.

Thiền sư Ajahn Brahm là một tu sĩ Phật giáo, là trụ trì của tu viện Giác Thừa (Bodhiyana), vì vậy những chiêm nghiệm của tác giả trong cuốn sách không đơn thuần là lời chia sẻ của một thiền sinh có kinh nghiệm đi trước, mà đó là những tri thức được đúc kết qua con mắt tinh tường và trí tuệ của một bậc chân tu am hiểu Phật pháp, tường tận giáo lý Phật giáo.

Trong “Hạnh phúc đến từ sự biến mất”, Thiền sư Ajahn Brahm trích lại nhiều điển tích, lời dạy của Đức Phật. Đồng thời giảng giải, chia sẻ những câu chuyện về thiền định và hành trình giác ngộ từ nhiều phía một cách chân thực, đôi khi có chút hài hước. Cuốn sách có lẽ sẽ gây một chút khó khăn với những người mới tìm hiểu về Phật giáo, khi đề cập khá nhiều điển tích, thuật ngữ bằng tiếng Phạn. Tuy nhiên, cuốn sách thực sự là một sự lựa chọn sáng suốt cho những ai đang nghiêm túc dấn thân vào con đường thiền định, tìm hiểu sâu sắc về Phật giáo.

Ajahn Brahm.jpgThiền sư Ajahn Brahm

Thiền sư Ajahn Brahm sinh năm 1951 ở Luân Đôn, nước Anh, tốt nghiệp vật lý lý thuyết Đại học Cambridge. Năm 1974, dưới sự dẫn dắt của ngài Ajahn Chah (Thái Lan), ông trở thành tu sĩ Phật giáo.

Ngày nay, thiền sư Ajahn Brahm là người hướng dẫn tâm linh được tôn kính và là tu viện trưởng của tu viện Bodhiyana (Giác Thừa) thu hút hàng ngàn người tới các buổi thuyết giảng sáng tạo và sâu sắc của mình. Ngài cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về Phật giáo với hàng chục ngàn bản in.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Điều xấu của một tu sĩ: Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày