Khóa tu an lạc tại chùa An Thái, chùa Hoa Nghiêm

GNO - Ngày 20-6, tại chùa An Thái (xã Quỳnh Long), Phật giáo huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khóa tu một ngày an lạc cho gần 200 Phật tử trên địa bàn huyện.
huu tinh.jpg
Phật tử huyện Quỳnh Lưu dự khóa tu

Khóa tu dưới sự hướng dẫn của ĐĐ.Thích Tâm Ngọc, Phó ban Pháp chế GHPGVN tỉnh Nghệ An, trụ trì chùa Yên Thái và ĐĐ.Thích Minh Hải, Phó văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, phụ trách Phật giáo huyện Quỳnh Lưu, trụ trì chùa An Thái.

Tại khóa tu, Phật tử được hướng dẫn niệm Phật, kinh hành, ngồi thiền, tụng kinh, thọ thực chính niệm…

ĐĐ.Thích Tâm Ngọc chia sẻ về đề tài “Ý nghĩa Vu lan báo hiếu”, Đại đức nói đó là truyền thống thể hiện nếp sống tốt đẹp của người học Phật. Hiếu là biểu hiện của đạo đức và cũng là phẩm chất của đời sống hạnh phúc và giác ngộ. Vu lan không phải là một ngày lễ hội thông thường trên bình diện tín ngưỡng mà đó là một thông điệp nhắc nhở chúng ta biết tri ân và báo ân đối với cha mẹ.

Hữu Tình

--------------

ĐẮK LẮK - Hôm qua, 21-6, chùa Hoa Nghiêm (02 Lê Lai, thị trấn Quảng Phú, huyện CưM’gar, tỉnh Đắk Lắk) đã tổ chức khóa tu Một ngày an lạc dành cho 250 Phật tử các giới.

DAKLAK.jpg


Khoảng 250 Phật tử, trong đó có Phật tử đồng bào dân tộc tới chùa Hoa Nghiêm dự tu

Ngoài chương trình tu tập tụng kinh, niệm Phật, kinh hành, thiền tọa, ăn uống, nói năng, đi đứng trong chánh nhiệm… Phật tử đã được nghe TT.Thích Tâm Chơn, tri sự thiền viện Vạn Hạnh (TP.Hồ Chí Minh) thuyết pháp với đề tài “Những hạnh nguyện mà người Phật tử trong quá trình tu tập phải thực hiện ráo riết”.

Theo Thượng đó, đó là năm giới của người Phật tử tại gia - nguyên tắc đạo đức để tăng trưởng lòng từ bi và trí tuệ: không giết hại, không tham lam trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không sử dụng chất kích thích và gây nghiện.

Phật tử đồng bào dân tộc ở rải rác các  buôn như K Bu (xã Hòa Khánh, TP.Buôn Mê Thuột), buôn Sut M’đưng (xã Cư Suê), buôn Chua (xã Ea M ró), buôn Ka na (xã CưM’gar)… cũng tới tham dự tu học.

Phước Quang

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày