Khóa tu đầu xuân tại thiền viện Thường Chiếu

Khóa tu đầu xuân dành cho chư Tăng tại thiền viện Thường Chiếu (H.Long Thành, Đồng Nai)
Khóa tu đầu xuân dành cho chư Tăng tại thiền viện Thường Chiếu (H.Long Thành, Đồng Nai)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, mùng 4 Tết Giáp Thìn (13-2-2024), chư Tăng thiền viện Thường Chiếu (H.Long Thành, Đồng Nai) theo thông lệ hàng năm đã bắt đầu nhập khóa tu đầu xuân.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhật Quang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Trưởng ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm VN, trụ trì thiền viện Thường Chiếu đã có thời pháp thoại sách tấn chư Tăng trước khi bước vào khóa tu. Qua đây, Trưởng lão Hòa thượng cũng có lời chúc đến các thiền sinh sẽ tỉnh sáng, an lạc trong mỗi phút giây của từng thời công phu. "Biết vọng không theo", Trưởng lão Hòa thượng nhấn mạnh.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhật Quang sách tấn các thiền sinh

Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhật Quang sách tấn các thiền sinh

Được biết, theo thời khóa thường nhật, chư Tăng sẽ có thời tọa thiền buổi sáng (3 giờ 15 đến 5 giờ) và buổi tối (19 giờ 30 đến 21 giờ). Trong khóa tu đầu xuân, bắt đầu từ mùng 4 Tết đến rằm tháng Giêng, thiền sinh sẽ tọa thiền 4 thời: sáng, chiều, tối và khuya, mỗi thời thiền khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng đồng hồ.

Một số hình ảnh ghi nhận:

Khóa tu bắt đầu từ mùng 4 Tết đến rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn
Khóa tu bắt đầu từ mùng 4 Tết đến rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn từ thiện chùa Thiên Quang cứu trợ tại Myanmar

Chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM) thăm các tu viện, xây 10 căn nhà hỗ trợ người dân Myanmar sau động đất

GNO - Từ ngày 28-6 đến 1-7, đoàn từ thiện chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM), dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích nữ Hương Nhũ, trụ trì chùa đã trực tiếp đến thăm 20 tu viện, xây tặng 10 ngôi nhà tập trung, tặng quà cho 1.103 hộ dân tại Myanmar chịu ảnh hưởng bởi động đất xảy ra vào ngày 28-3.
Tranh minh hoạ tăng nhân Biện Cơ

Biện Cơ - vị tăng nhân tài hoa nhưng bạc phận

NSGN - Một trong những tác phẩm của ngài Huyền Trang (602-664) mang tính cống hiến vĩ đại cho ngành khảo cổ ở Ấn Độ nói riêng và cho cả nhân loại nói chung, góp phần giúp tìm ra những Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ, đó chính là tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký (大唐西域記).

Thông tin hàng ngày