Không sợ hãi mới thật sự trưởng thành

Khi rèn được cho mình bản lĩnh “không sợ hãi” thì chúng ta mới thật sự trưởng thành và đạt được bình an hạnh phúc thật sự.
Khi rèn được cho mình bản lĩnh “không sợ hãi” thì chúng ta mới thật sự trưởng thành và đạt được bình an hạnh phúc thật sự.
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nhiều bạn hỏi mình sống một mình ở nơi xa vắng như vậy không sợ sao? Ban ngày thì cảnh vật bình yên nên thơ, thanh thản thế, nhưng ban đêm, một mình giữa vắng lặng núi đồi, nghe tiếng con này con kia kêu, những âm thanh này nọ trong đêm, chắc là ớn lắm?

Mình thường trả lời, mình sợ nhất là ăn trộm tưởng mình có tiền thôi, bởi mình sợ vô tình mắc tội gián tiếp “tạo duyên ăn trộm” cho kẻ khác!

Một trong những thành công lớn nhất đời người là vượt qua những nỗi sợ hãi. Cuộc sống có vô vàn những nỗi sợ luôn chực đè lên ta: sợ bệnh, sợ xấu, sợ thất bại, sợ nghèo, sợ bị coi thường, sợ bị phản bội v.v… Đó là những nỗi sợ mãn tính mà hầu hết chúng ta đều có. Đã vậy chúng ta còn đèo bòng thêm những nỗi sợ không nhất thiết phải sợ như: sợ ma, sợ cô đơn, sợ già chết, sợ những điều mình sợ…

Đa phần là những vấn đề phiền não không làm chúng ta khổ bằng chính những nỗi sợ tự chúng ta tạo ra cho mình! Có những tình huống nguy hiểm dẫn đến cái chết mà nguyên nhân chủ yếu là do nỗi sợ - nếu không sợ thì đã có thể thoát hiểm.

Khi chúng ta già đi, kinh nghiệm sống của chúng ta có được nhiều hơn, bản lĩnh chúng ta được trui rèn vững chãi hơn, nhưng một sự thật không thể chối cãi là thần kinh của chúng ta phải sẽ yếu hơn theo quy luật thể chất. Do đó, cái cần rèn luyện cho người già không chỉ là rèn luyện sức khỏe cho Thân, mà là rèn luyện Tâm không sợ hãi. Không sợ những điều bất như ý, không sợ thiếu thốn, không sợ bị không quan tâm, không sợ già chết. Còn sợ ma, sợ buồn, sợ cô đơn… là những nỗi sợ tào lao, không đáng đứng trong danh sách nỗi sợ của người có trí! (Có lần nói câu này với nhỏ bạn, nó nói: Vậy mày thử xách chiếu vô nghĩa địa ngủ một đêm coi mày có thuộc dạng người “có trí” hay không? Mình bảo: Chỉ khi nào tao bị mất trí mới đi chứng minh cho mày là tao có trí).

Mình giờ đặt mục tiêu “tu luyện” là vượt qua những nỗi sợ hãi - từ những cái sợ rất tào lao như sợ côn trùng, đến những nỗi sợ của “cảm xúc yếm thế” như sợ thằng cháu ngoại hổng nhớ đến mình. Còn thì những nỗi sợ khác mình đã chiến đấu bao năm, giờ đã lờn mặt nhau rồi. Mỗi lần vượt qua một nỗi sợ hãi, ghi điểm phát là mình hí hửng như thò được một ngón chưn vào cõi Niết-bàn!

Khi chúng ta rèn được cho mình bản lĩnh “không sợ hãi” thì chúng ta mới thật sự trưởng thành và đạt được bình an hạnh phúc thật sự. Bình an hạnh phúc của chúng ta không bị lệ thuộc vào người khác, chờ đợi người khác ban cho, thì đó mới là hạnh phúc bình an thật sự.

Khi chúng ta không còn sợ thiếu thốn, thất bại, cô đơn, không còn sợ sự đánh giá của người khác v.v… thì chúng ta mới đạt được tự tại, thong dong.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Quang cảnh Lễ khai mạc Đại giới đàn Trí Tấn tại tổ đình Hội Khánh, TP.Thủ Dầu Một

Đức Pháp chủ GHPGVN quang lâm chứng minh Lễ khai mạc Đại giới đàn Trí Tấn lần đầu tiên tổ chức theo khu vực

GNO - Sáng 1-4 (4-3-Ất Tỵ), tại tổ đình Hội Khánh (TP.Thủ Dầu Một) diễn ra Lễ khai mạc Đại giới đàn Trí Tấn lần đầu tiên tổ chức thí điểm theo khu vực cho 5 tỉnh miền Đông: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu, do Ban Tăng sự T.Ư phối hợp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương tổ chức.
Tôn tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Hủy báng Như Lai

GNO - Hủy báng Như Lai là những sự kiện từng xảy ra trong cuộc đời Đức Phật. Những người có oán thù (hoàng hậu Magandiya vợ vua Udena), ngoại đạo ghét ganh (nàng Ciñcā)… từng xúc phạm, hủy báng, mạ lỵ Ngài.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

GNO - Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.

Thông tin hàng ngày