Vượt qua mọi ranh giới, vượt qua nỗi sợ hãi

Một phụ nữ đặt hoa tưởng niệm 8 phụ nữ gốc Á bị sát hại ở Atlanta - Ảnh: Getty Images
Một phụ nữ đặt hoa tưởng niệm 8 phụ nữ gốc Á bị sát hại ở Atlanta - Ảnh: Getty Images
0:00 / 0:00
0:00
GN - Trong vụ thảm sát ở Atlanta, Georgia vừa qua, sáu trong số tám người bị hại là phụ nữ gốc Á.

Điều này thể hiện vấn đề đáng quan ngại ở Hoa Kỳ hiện nay, và hơn thế nữa, là nỗi ám ảnh bạo lực phân biệt chủng tộc, thường gắn liền với các yếu tố như tà kiến, bài ngoại và bất bình đẳng về kinh tế.

Tất nhiên, nạn phân biệt chủng tộc không phải là điều quá mới mẻ, nhưng nếu đặt ở bối cảnh con người đạt được rất nhiều tiến bộ trong những thập kỷ gần đây thì thật đáng ngạc nhiên khi chúng ta vẫn phải đối mặt với sự thô bạo và tàn khốc do nạn phân biệt chủng tộc gây ra. Mặc dù xã hội đang rất phát triển nhưng khắp nơi vẫn ghi nhận những vụ ám sát, giết người nhan nhản và sự gia tăng tội ác hận thù đối với người Mỹ gốc Á. Điều này đã khiến chúng ta băn khoăn, trăn trở rất nhiều. Làm thế nào để thực sự chữa lành cho một thế giới bị tổn thương bởi hận thù?

Trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên của mình trên cương vị nguyên thủ quốc gia vào ngày 11-3, Tổng thống Joe Biden đã lên án: “Thật là một tội ác khi đối xử tàn độc với những người Mỹ gốc Á. Họ đã bị tấn công, quấy rối và áp bức. Vào lúc này, rất nhiều người trong số họ đang ở tuyến đầu của đại dịch Covid-19, cố gắng cứu sống rất nhiều người. Mặc dù vậy, họ vẫn phải sống trong sự sợ hãi, dè dặt khi đặt chân xuống đường phố ở Mỹ”. Ông nhấn mạnh: “Điều đó quả thật sai trái. Cần phải loại bỏ ngay lập tức”.

Vấn đề này không chỉ dừng lại ở Mỹ. Các cơ quan theo dõi tội phạm đã ghi nhận sự gia tăng các báo cáo tương tự từ Úc, Brazil, Canada, Ý, New Zealand, Nga và Vương quốc Anh. Vào tháng 5 năm ngoái, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tuyên bố: “Đại dịch tiếp tục tạo ra một cơn sóng thần về sự căm ghét, bài ngoại, khinh thường và áp bức”. Ông kêu gọi các chính phủ: “Hãy hành động ngay bây giờ để tăng cường khả năng miễn dịch cộng đồng nhằm ngăn ngừa và loại bỏ vi-rút hận thù”.

Vấn đề này không chỉ dừng lại ở Mỹ. Các cơ quan theo dõi tội phạm đã ghi nhận sự gia tăng các báo cáo tương tự từ Úc, Brazil, Canada, Ý, New Zealand, Nga và Vương quốc Anh

Vấn đề này không chỉ dừng lại ở Mỹ. Các cơ quan theo dõi tội phạm đã ghi nhận sự gia tăng các báo cáo tương tự từ Úc, Brazil, Canada, Ý, New Zealand, Nga và Vương quốc Anh

Di dân từ Nam Á và các đảo Thái Bình Dương cũng đang phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc tại Hồng Kông. Trong bức thư Jessie Lau viết cho The Diplomat vào tháng 1 có đoạn: “Ở Hồng Kông, từ lâu, các dân tộc thiểu số da ngăm đen đã bị xem là nguyên nhân của mọi vấn đề xã hội trong thành phố. Nhiều chiến dịch chống người tị nạn khác nhau, chẳng hạn như năm 2016, đã buộc tội vô căn cứ những người da ngăm đen và những người di cư bất hợp pháp là lợi dụng các nguồn lực địa phương”.

Để chấm dứt những vấn đề này, chúng ta cần phải đồng lòng lên án tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng đối với người gốc Á và các đảo Thái Bình Dương, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết với tất cả những ai đã bị tổn thương và kết nối các cộng đồng đang tìm kiếm giải pháp cho tình trạng bạo lực này. Đối với nhiều di dân gốc Á và các đảo Thái Bình Dương trên khắp thế giới, đại dịch Covid-19 chỉ làm trầm trọng thêm các hệ thống áp bức và phân biệt đối xử lâu đời. Các nhà lãnh đạo tôn giáo, những người nổi tiếng, những người dân bình thường và hơn hết là các nhà chính trị phải đưa ra ánh sáng những vấn đề đã bị che khuất quá lâu trong bóng tối này.

Trong bối cảnh nhân loại tiếp tục có xu hướng tạo ra ranh giới giữa các chủng tộc và gây tổn hại lẫn nhau thì việc ứng dụng Phật pháp có thể mang lại những lợi ích gì? Từ Đức Phật cho đến các nhà lãnh đạo Phật giáo đương thời như Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Đức Dalai Lama đều cho rằng cốt lõi của giáo lý Phật giáo là một quá trình kép nhằm đạt được trí tuệ để thấy được mối liên quan, sự kết nối của tất cả chúng sinh, từ đó, quán chiếu bên trong để nhận diện bản ngã là không thực có và khái niệm về cái tôi trường cửu, bất biến là hoàn toàn bịa đặt. Vì hiểu được bản chất duyên sinh, vô ngã như vậy nên con người sẽ biết thương yêu nhau hơn.

Cách tiếp cận kết nối đơn giản và trực tiếp nhất là sử dụng lòng từ bi, như trong kinh Karaniya Metta (kinh Từ bi) đã nêu rõ:

Ước nguyện: Trong niềm hỷ lạc sự an bình,

Cầu mong tất cả chúng sinh được an lạc.

Bất kể chúng sinh nào cũng vậy;

Cho dù họ yếu đuối hay khỏe mạnh

Khẳng khiu, mập mạp hay trung bình

Thấp lùn, nhỏ bé hay gọn gàng

Cái đã thấy và cái chưa thấy,

Những người sống gần và xa,

Những người sinh ra và sắp được sinh ra

Cầu mong tất cả chúng sinh được an lạc!

Các câu kinh trên có thể trở thành phương pháp thực hành của một người ngay cả khi nằm trên giường và trong cuộc sống hàng ngày, khi đi ngang qua những người lạ trên đường phố hoặc gặp những người trên phương tiện giao thông công cộng, tại các cửa hàng tạp hóa hoặc trong công viên, chúng ta có thể cầu chúc họ được an lành. Điều này thật sự rất quan trọng và cần thiết trong việc phá bỏ rào cản giữa bản thân và người khác.

Một lời dạy khác trong kinh điển Phật giáo còn cho rằng tất cả chúng sinh xung quanh chúng ta ngày nay đều là cha là mẹ của chúng ta trong một kiếp nào đó ở quá khứ. Nếu sống với suy nghĩ như vậy, chúng ta không thể không tôn trọng và yêu thương tất cả chúng sinh. Giảng sư người Mỹ Thubten Chodron đã đưa ra một phương pháp thực hành đơn giản có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày: “Nếu bạn đang ngồi trên xe buýt, đứng xếp hàng, chờ tắc đường, thì hãy nhìn những người khác xung quanh bạn và thì thầm trong đầu: ‘Xin chào mẹ’. Và chỉ duy trì suy nghĩ về người này đã là cha mẹ của bạn trong một kiếp trước, người này đã đối xử rất tốt với bạn và vì vậy, họ hoàn toàn không phải là những người xa lạ”.

Nhưng thật không may, không có nhiều người sống trong sự hiểu biết như vậy. Thay vào đó, trên thế giới, các nhóm người được phân chia càng ngày càng nhỏ. Những nhóm này thường tạo ra bài xích, căm ghét đối với người ngoài. Các nhóm như vậy có thể nhỏ hẹp, chẳng hạn như một nhóm tôn giáo hoặc tổ chức tương tự, hoặc cũng có thể rộng lớn như các quốc gia. Trong cả hai trường hợp, sự tức giận, căm ghét của họ có thể gây tổn thương cho cả những người bên trong và bên ngoài nhóm. Như ngài Buddhaghosa (Phật Âm) đã nhận xét cách đây 1.500 năm về việc nuôi dưỡng sự tức giận: “Khi làm điều này, bạn giống như một người muốn đánh người khác nên cúi xuống nhặt một cục than hồng đang cháy hoặc một cục phân. Như vậy, trước khi làm tổn thương người khác thì chính bạn tự thiêu bàn tay mình hay tự khiến mình bốc mùi” (Thanh tịnh đạo luận).

Vì thế, chúng ta hãy áp dụng những nguyên tắc này: ban rải lòng từ bi rộng lớn, xem tất cả chúng sinh như cha mẹ của chúng ta, và nhận ra những tổn hại mà sự sân giận gây ra cho bản thân và những người khác. Khi làm như vậy, chúng ta đối mặt trực tiếp để giải quyết khổ đau và những điều kiện tiềm ẩn dẫn đến khổ đau.

Chúng ta cũng có thể áp dụng lời khuyên của Đại đức Seelananda, một nhà sư Sri Lanka: “Điều tốt nhất nên làm là tìm kiếm nguyên nhân của vấn đề theo một cách khách quan. Loại bỏ sự tập trung vào các cá nhân. Cố gắng tìm ra nguyên nhân gốc rễ dựa trên sự quan sát các nhân duyên”.

Tìm ra nguyên nhân không phải là nhiệm vụ dễ dàng. May mắn thay, đã có kho tàng trí tuệ của Phật giáo dẫn dắt chúng ta. Một khi thực hành theo khuynh hướng đạo đức, tình thương và hòa hợp, chúng ta sẽ gặp nhiều sự giúp đỡ và đồng hành tuyệt vời trên con đường hướng tới sự giải phóng xã hội.

Phổ Tịnh/Báo Giác Ngộ lược dịch từ Buddhistdoor.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày