Khu rừng bí mật

Sắc tím hoa bằng lăng làm xao xuyến lòng người - Ảnh: Hoàng Cường
Sắc tím hoa bằng lăng làm xao xuyến lòng người - Ảnh: Hoàng Cường
0:00 / 0:00
0:00
GN - Tôi nhớ đâu chừng mươi mười lăm năm trước, trong một chuyến đi Hàng Châu tôi có mang về một ít trà hoa cúc (lúc ấy hiếm thấy nụ cúc, chỉ toàn mấy bông cúc nở chành bành) chất cao trong những túi giấy bẻ miệng bán ở phố Tàu hoặc tiệm thuốc Bắc.

Đem chia một ít cho bạn đồng nghiệp, một chị làm về ẩm thực hỏi tôi: cúc này em tự sao khô hay thế nào? Đó là lần đầu tiên tôi có khái niệm về việc tự làm món trà yêu thích của mình. Không lâu sau đó, tôi nghe chị bỏ việc về quê làm một cái vườn nhỏ bán một số loại thức ăn, rau củ, thảo mộc tự trồng.

Chị có lẽ là một trong những người đầu tiên bỏ phố về quê mà tôi biết. Dù với những người từ quê lên tôi biết ai cũng có không nhiều thì ít tâm nguyện một ngày kia, khi mọi việc xong xuôi, mình sẽ... kiếm một mảnh vườn về quê sinh sống. Thậm chí ngay cả những người sinh ra ở phố cũng nuôi ý định về đâu đó để sống, một ngày nào đó. Một lần tình cờ đi ngang qua một cánh đồng ở ngoài Thủ Đức, đứa em họ đi cùng tôi bỗng reo lên trước những bông lúa chín vàng. Tôi ngạc nhiên lắm, tưởng mấy người lớn từ gốc rạ như mình mới thấy xúc động khi đi ngang qua một cánh đồng, một luống cải bên đường, bởi chúng gợi lên những hình ảnh của một thời chưa xa.

Nhưng lạ thay, em họ tôi, mợ tôi, những người sinh ra và lớn lên ở phố, vẫn reo lên trước một con sông, một rò rau, một đụn rơm vàng lấm tấm. Tôi hỏi, mọi người trả lời, thì ở phố, thấy được cảnh này mới thích chứ. Cũng có lý, có thể niềm thương thiên nhiên gần gũi kia đã có đâu từ trong máu, chẳng cứ phải là quê hay phố!

Gần đây, khá nhiều những người bỏ phố về rừng hay về làng. Trẻ có, già có, không già không trẻ... đủ mọi thành phần, đủ tên, đủ nhóm kín, nhóm riêng tư từ Bỏ phố lên rừng, Bỏ phố về quê, Bỏ phố làm farm, Bỏ phố làm Homestay, Vườn rừng... Cũng không ít người chẳng tham gia hội nhóm nào, một ngày lẳng lặng về rừng cặm cụi trồng cây nhổ cỏ, trồng trọt giống bản địa, thuận tự nhiên... Lại cũng có những người nhiều dây mơ rễ má, rễ nào rễ nấy đâm sâu lan xa, thành ra không thể cứ thế mà đi về rừng được, họ chọn làm điều ngược lại, chắt chiu từng chút xanh, mang rừng vào phố. “Rừng” của họ tất nhiên không phải là những cây trăm tuổi bị cắt ngang, đào trộm rồi hợp thức hóa bằng cách nào đó để đem về trong khoảnh đất nhà bé tí, “rừng” của họ có lẽ là một khái niệm, gọi là một mẩu vườn thì đúng hơn, vì vườn cũng là một khái niệm, đúng hơn chỉ là... một sự sống xanh xanh bé nhỏ nào đó. Một đoạn lá giang rừng, một dây khổ qua rừng, một cây cò ke chơi trò ống thụt thời thơ ấu, một trái chồi mồi chua chua ngọt ngọt, một nhành dủ dẻ đẫm hương ngai ngái... Một góc nho nhỏ làm thành “một cõi đi về”.

Lại cũng có những người, “rừng” của họ là vòm cây che đầu đoạn chờ đèn đỏ, là những phút kịp thấy hoa dầu xoay tròn trên cao, là phút sững sờ nhìn cả một trời kèn hồng rực rỡ như một bộ sưu tập hồng ai vừa bày ra. Là vùng bằng lăng tím đủ để giật mình, rằng trong lúc mình đang ngó lơ thì mùa hè đến lúc nào không biết...

Hay “rừng” là buổi trưa trốn vô Thảo Cầm Viên, ngồi bên hồ nhìn bầy hồng hạc trầm ngâm, vài con công lững thững...

Ai cũng có một khu rừng hay một khu vườn của riêng mình, bằng cách này hay cách khác. Và khu rừng hay khu vườn bên ngoài chỉ là cách hay con đường để ta tìm về với khu rừng bên trong mỗi người.

Tôi đã không nhận ra điều ấy cho đến một ngày, con gái tôi đề nghị con cần có một căn phòng riêng! Có thể tôi quá liên tưởng, nhưng đúng vào khoảnh khắc ấy tôi nhận ra con đang bắt đầu đặt chân lên con đường, hành trình riêng của mình, một cuộc trở về với căn phòng, ngôi nhà bên trong của bé chăng?

Và một người - tôi lại bắt đầu liên tưởng - khi bắt đầu yêu một cái cây, có lẽ đó cũng là lúc anh ta đang bước một chân vào cuộc trở về với khu rừng trong tâm tưởng, một khu rừng xa xôi bí mật, nơi anh ta thuộc về!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày