Làm lễ quy y với một cư sĩ, có đúng pháp không?

Phật tử nhận phái quy y và được HT.Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN chia sẻ thêm về ý nghĩa quy y
Phật tử nhận phái quy y và được HT.Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN chia sẻ thêm về ý nghĩa quy y
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Bạn tôi quy y Tam bảo, làm Phật tử tại gia tại một ngôi tịnh thất (nhà) với một người cư sĩ. Người này hiện sống chung với gia đình, con cái, và tuyên bố có công đức tu tập mấy mươi năm. Vậy xin hỏi lễ quy y này có được chấp nhận trong đạo Phật không? Pháp danh của bạn tôi có giá trị không? Quan điểm của Phật giáo về vấn đề này thế nào?

(THÀNH PHƯỚC,xuan_pooh...@yahoo.com)

Bạn Thành Phước thân mến!

Quy y Tam bảo là quay về nương tựa Phật-Pháp-Tăng. Một người cư sĩ thì không phải là Tăng nên không thể là đối tượng cho người khác quy y, cũng như không đủ tư cách để quy y cho người khác, dù họ có tu tập cả đời.

Theo quan điểm của Phật giáo, lễ quy y như đã nói là không đúng pháp. Vì không đúng nên pháp quy y không thành tựu, không được Tam bảo chứng minh gia hộ. Vì thế, bạn nên khuyên người ấy đến chùa đăng ký quy y cho đúng pháp.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày