Lãnh đạo Nhà nước, Giáo hội viết về Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký số tang sau khi dâng hương tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Ảnh: Dân Trí
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký số tang sau khi dâng hương tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Ảnh: Dân Trí
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Hay tin Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ GHPGVN viên tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ và chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội đã trở về Tổ đình Viên Minh tưởng niệm.

Các vị lãnh đạo đã ký sổ tang, bày tỏ sự lòng kính trọng đối với vị giáo phẩm lãnh đạo tối cao của Giáo hội đại thọ 105 tuổi, 85 Hạ lạp, tròn một thế kỷ xuất gia tu hành.

“Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bậc cao tăng thạch trụ, vị chân tu thanh bạch của Phật giáo thời nay, là biểu tượng của tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo…”. Đây là những dòng chữ được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng ghi trong sổ tang Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký sổ tang

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký sổ tang

Trong những ngày diễn ra Lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hàng trăm đoàn các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Phật giáo và các tôn giáo bạn đã đến kính viếng Giác linh Ngài. Đồng thời, để lại những dòng lưu bút trong sổ tang với muôn vàn lời lẽ cảm xiết khôn nguôi.

Đề từ trong sổ tang, chư tôn đức giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN đã bày tỏ:

“Dìu dắt bốn phương ngàn nhạc trỗi

Kết thành ánh ngọc ngát thiên hương

Ngài đi vào cõi chân thường

Pháp thân hiển hiện mười phương chan hòa

Tùy duyên hóa độ hằng sa

Văn minh chốn tổ nở hoa bốn mùa”.

Nội dung ghi sổ tang tại lễ trưởng niệm của Trung ương GHPGVN đã viết: “Thành tâm cầu nguyện Giác linh Đại lão Hòa thượng Pháp chủ cao đăng Phật quốc, chứng quả vô sinh, trở lại cõi ta bà, tiếp tục hưu hành Bồ-tát đạo. Thành thật phân ưu cùng Ban trị sự Phật giáo TP.Hà Nội và sơn môn pháp phái Tổ đình Đa Bảo Viên Minh cùng môn đồ tứ chúng đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nam-mô tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật!”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng ghi nhận công lao cống hiến của Đức Pháp chủ: “Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bậc cao tăng thạch trụ, vị chân tu thanh bạch của Phật giáo thời nay, là biểu tượng của tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Trên cương vị lãnh đạo cao nhât của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng luôn gương mẫu, chỉ dẫn và định hướng Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện tốt phương châm “Đạo Pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”. Cuộc đời của Hòa thượng là minh chứng sinh động cho những giá trị văn hóa, đạo đức của Phật giáo trong đời sống xã hội. Với những cống hiến to lớn cho đất nước, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã được Nhà nước ghi nhận và trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều phần thưởng cao quý khác”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và với tình cảm cá nhân, thành kính phân ưu và gửi lời chia buồn sâu sắc đến Trung ương Giáo hội, Tăng Ni, tín đồ Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước. “Tôi mong quý vị Tăng ni, tín đồ Phật giáo Việt Nam hãy học gương tu hành cao đẹp của Hòa thượng để cùng nhau xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam đoàn kết, vững mạnh, ngày càng đóng góp xứng đáng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, lời viết của Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Trân trọng viết vào sổ tang, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh bày tỏ: “Vô cùng thương tiếc Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một nhà sư đạo cao đức trọng, có nhiều cống hiến cho đạo pháp và dân tộc. Cuộc đời tu hành của Hòa thượng là tấm gương sáng về sự tận tụy chăm lo việc đạo, việc đời. Là một chức sắc Phật giáo, Hòa thượng gánh vác trọng trách Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Là một công dân, Hòa thượng luôn thể hiện tinh thần yêu nước, tham gia lãnh đạo Tăng ni, Phật tử gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Ở cương vị nào, Hòa thượng cũng thể hiện trọn vẹn tinh thần phụng sự, gắn kết giữa đạo Pháp và Dân tộc”.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhận định: Hòa thượng ra đi là một tổn thất to lớn cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, tín đồ Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước cho xã hội và đất nước. “Thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và với tình cảm cá nhân, tôi chân thành phân ưu cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.Hà Nội, môn đồ, pháp quyến, gia quyến và đồng bào Phật tử. Cầu mong Giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc!”, Phó Thủ tướng viết.

Ảnh chụp nội dung ghi sổ tang của ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN

Ảnh chụp nội dung ghi sổ tang của ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN

Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau những dòng chia buồn cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã viết: “Với 85 tuổi đạo, 105 tuổi đời, Đại lão Hòa thượng là bậc cao tăng lỗi lạc, đạo cao đức trọng, hiếm có xưa nay. Cuộc đời tu hành của Đại lão Hòa thượng đã có nhiều đóng góp to lớn cho Đạo pháp, cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Ghi nhận công lao của Đại lão Hòa thượng, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Hòa thượng nhiều huân chương cao quý: Huân Chương Hồ Chí Minh, Huân Chương Độc lập hạng nhì, Huân Chương Đại đoàn kết dân tộc, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trân trọng ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp to lớn của Đại lão Hòa thượng với Đạo pháp và dân tộc, cũng như bày tỏ lòng kính tiếc sâu sắc đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng môn đồ, Pháp quyến, thân quyến…”

Thủ bút trong ông Phạm Tất Thắng trong sổ tang

Thủ bút trong ông Phạm Tất Thắng trong sổ tang

Ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương ghi: “Vô cùng thương tiếc Đức Đại lão Hòa thượng, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ. Đại lão Hòa thượng là bậc chân tu, đức cao vọng trọng, có rất nhiều đóng góp với Phật giáo Việt Nam, vào sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đại lão Hòa thượng mất đi là tổn thất vô cùng lớn lao với Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như Phật tử cả nước”.

Ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ cho rằng: Đức Đệ tam Pháp chủ Thích Phổ Tuệ là vị cao tăng thạc đức, thạch trụ tùng lâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngài là vị cao tăng lãnh đạo tinh thần tối cao của tăng ni, tín đồ Phật giáo Việt Nam.

Ông Vũ Chiến Thắng ghi sổ tang viếng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Ông Vũ Chiến Thắng ghi sổ tang viếng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

“Với tinh thần lục hòa cộng trụ và hạnh nguyện phụng sự cao đẹp, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ luôn luôn quan tâm xây dựng, củng cố ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, duy trì và xiển dương truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc. Những huấn từ của Đức Pháp chủ cùng chính cuộc đời của Người là mẫu mực để Tăng Ni, Phật tử noi theo và tinh tấn để gìn giữ mạng mạch của Phật Pháp”, ông Vũ Chiến Thắng viết.

Với sự gắn bó của Ban Tôn giáo Chính phủ và sự trân trọng, kính quý của cá nhân, ông Vũ Chiến Thắng chia sẻ sâu sắc và thành kính phân ưu cùng Giáo hội, Tăng ni, tín đồ Phật giáo Việt Nam. “Tôi tin tưởng rằng, những hạnh nguyện cao đẹp của cuộc đời Ngài, cùng các trước tác kinh điển và những di huấn mà Đức Pháp chủ để lại sẽ là Pháp bảo và định hướng quý báu cho Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục con đường đạo pháp và dân tộc”, ông Vũ Chiến Thắng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày