Lễ cầu siêu nhạc sĩ Lam Phương tại chùa Giác Ngộ

Chư Tăng chùa Giác Ngộ cầu nguyện siêu độ hương linh nhạc sĩ Lam Phương và em rể của ông
Chư Tăng chùa Giác Ngộ cầu nguyện siêu độ hương linh nhạc sĩ Lam Phương và em rể của ông
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Lễ Cầu siêu cố nhạc sĩ Lam Phương và người em rể Lâm Tòng được tổ chức tại chùa Giác Ngộ (quận 10, TP.HCM) sáng nay, 9-2.

Trong buổi lễ, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng Trị sự, trụ trì chùa Giác Ngộ có pháp thoại chủ đề “Chết và tái sinh trong Phật giáo”.

Theo Thượng tọa, chết không phải là dấu chấm hết mà là sự kết thúc của một mắt xích trong chuỗi dài vô tận này. Dịp này, Thượng tọa cũng nói về giá trị của kiếp người.

"Giá trị của kiếp người không nằm ở vị trí xã hội mà phải trở thành người hữu dụng. Theo Đức Phật, dù khác biệt về giới tính, màu da, sắc tộc nhưng nếu chúng ta biết nỗ lực tu tập thì ắt hẳn sẽ trở thành chân nhân, thậm chí là thánh nhân. Hơn thế nữa, đạo Phật là tôn giáo đầu tiên trên thế giới đề cao vai trò nữ tu, chấp nhận nữ nhân xuất gia tu học", Thượng tọa nói.

Tiếp đó, Thượng tọa Thích Nhật Từ cùng Tăng đoàn chùa Giác Ngộ tụng kinh Tám điều Giác ngộ của bậc Đại nhân và cúng dường trai tăng cầu siêu cố nhạc sĩ Lam Phương (Pháp danh Ngộ Trí Nhân) cùng người em rể Lâm Tòng (Pháp danh Ngộ Trí Sơn).

Tiến linh

Tiến linh

Được biết, cố nhạc sĩ “chiều thu ấy” đã trút hơi thở cuối cùng vào chiều ngày 22-12-2020 tại thành phố Fountain Valley, bang California (được tính theo giờ địa phương). Hưởng thọ 83 tuổi.

Năm 1955, Lam Phương tung loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa.

Năm 1959 ông kết hôn với diễn viên kịch Túy Hồng. Bối cảnh sinh hoạt văn hóa Sài Gòn từ những năm 1960 hun đúc tài năng ông qua nhiều tình khúc. Từ đó, nhạc sĩ Lam Phương dần thoát kiếp nghèo của đời nhập cư, gia nhập vào làng nhạc, sân khấu kịch nghệ và tỏa sáng.

Âm nhạc của Lam Phương cũng được sử dụng trong các vở kịch và phát trên truyền hình. Ông là nhạc sĩ tiêu biểu và có hàng trăm ca khúc của Sài Gòn những năm 1954-1975. Ông sáng tác khoảng 217 ca khúc, trong đó, có nhiều ca khúc bất hữu đến ngày nay. Năm 1975, cố nhạc sĩ đã cùng gia đình sang Mỹ định cư. Về sau, ông có thời gian sống ở Pháp trước khi trở lại Mỹ và sống đến cuối đời.

Trong nền âm nhạc Việt Nam hiện nay, âm nhạc của Lam Phương vẫn có sức lan tỏa mạnh mẽ khi các ca sĩ thế hệ sau yêu mến, hát nhạc của ông và yêu thích lối sống, phong cách của ông.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

GNO - Chùa Long Hoa (Q.8) phối hợp UBND, Uỷ ban MTTQVN Q.8, các mạnh thường quân tổ chức trao 300 phần quà đến các hộ đồng bào dân tộc, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.8 vào ngày 16-4.

Thông tin hàng ngày