Lễ Giao thừa, ý nghĩa và quan niệm dân gian

GNO - Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh: giao là qua lại với nhau, trước sau tiếp nhau; thừa là tiếp nối. Giao thừa có  nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy (lúc năm cũ qua, năm mới đến).

Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ và mới này, có lễ giao thừa còn gọi là lễ trừ tịch.

c gthua.jpg


Chuẩn bị cúng giao thừa

Đêm trừ tịch, còn được gọi tên là đêm ba mươi, là khoảng thời gian trước nửa đêm, thời khắc giao thừa giữa năm mới và năm cũ.

Đêm trừ tịch là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến và tiễn trừ năm cũ với những điều không may đã qua.

Đêm trừ tịch là đêm cuối năm rất tối trời, (lễ trừ tịch: trừ là bỏ đi, tịch là chiếu, tức là lễ thay chiếu) cho nên dân gian có câu “tối trời như đêm ba mươi, nhưng nửa đêm về sáng lại là thời gian của ánh sáng. Bởi vậy, đêm trừ tịch được coi là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng.

Trong đêm trừ tịch vào trước nửa đêm, mọi người lo quét dọn sạch sẽ những gì là nhơ bẩn, dọn sạch những điều không may, bất hòa của đời sống để chuẩn bị cho một ngày mới bắt đầu của năm mới tốt đẹp.

g thua.jpg

Mâm lễ cúng giao thừa

Lễ giao thừa cử hành vào giờ Tý (0giờ), khoảnh khắc bao hàm trong nó một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới. Lễ giao thừa thường đặt bàn ở ngoài trời, hương đèn, hoa và mâm ngũ quả...

Trong lễ này tại gia đình, người ta nhắc đến công ơn trời đất, tổ tiên, tạ lỗi cùng cha mẹ, làm hòa với nhau, trút bỏ điều xấu và hứa hẹn những điều tốt đẹp sẽ thực hiện. Dù không có tôn giáo nào hay chẳng có gia đình để sum họp, trong giờ khắc giao thừa thiêng liêng đó mọi người cũng thường cùng nhau đến chùa hay nơi linh thiêng nào đó để thắp nén nhang cầu nguyện và hái lộc đầu năm.

Theo sách xưa: mỗi năm có một vị hành khiến trông coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần năm cũ bàn giao công việc cho vị thần năm mới, nên cúng giao thừa ở ngoài trời để tiển đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới.

Có 12 vị hành khiến và 12 phán quan, (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị thần hành khiến). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì luân phiên trở lại.

Vương hiệu của 12 vị hành khiển, hành binh và các phán quan là:

Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Năm Dần: Nguy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.

Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.

Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên Mao hành binh chi thần, Ngọc Tào phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan.

Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ Miếu hành binh chi thần, Tống Tào phán quan.

Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan.

Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.

Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày