Lễ Vu Lan – nét văn hóa người Việt

Lễ Vu Lan – nét văn hóa người Việt
"Tháng sáu buôn nhãn bán trâm / Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”. Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng bảy, nhiều người Việt Nam lại đi lễ chùa cầu nguyện cho những người đã khuất được siêu thoát, đặc biệt là cầu cho mẹ được sống đời với ta.

Vu Lan rằm tháng bảy xuất xứ từ tích truyện tôn giả Mục Kiền Liên, một vị đệ tử của Đức Phật, sau khi đắc đạo đã dùng phép thần thông tìm mẹ khắp nẻo luân hồi. Vu Lan theo thuyết nhà Phật là “giải thoát đảo huyền”, tức giải cứu những linh hồn thoát vòng trầm luân. Ở một cách nhìn khác, Vu Lan thực chất là sự kết hợp của từ bi với trí tuệ, tu và học. Chính vì vậy, lễ Vu Lan không chỉ là ngày dành riêng cho việc cầu siêu chư hương linh, ngày cúng Phật, mà còn là ngày xá tội vong nhân.

Từ tích truyện đó mà người Việt từ lâu coi lễ Vu Lan là ngày cầu cúng cho ông bà cha mẹ và thân nhân xa gần. Trong lễ Vu Lan, hình ảnh người mẹ luôn được đặt ở vị trí trung tâm của các lễ nghi thờ cúng.

Ở nước ta, từ những năm của thập niên 50 của thế kỷ trước, nhiều địa phương nhân ngày lễ Vu Lan đã tổ chức nghi thức bông hồng cài áo. Ai còn mẹ thì được gắn một bông hồng đỏ, ai không còn mẹ thì cài một đóa hồng trắng trên ngực áo. Nghi thức này như là cách thể hiện tình cảm của mỗi người để nhớ mẹ, để tôn vinh mẹ, để mừng mẹ còn tại thế và để xót xa khi nghĩ đến mẹ đã qua đời. Đây được coi là một nét văn hóa tôn vinh giá trị của tinh thần báo hiếu trong tình cảm của người Việt Nam và trở thành hình ảnh mang tính giáo dục nhân văn sâu sắc.

Và cứ vào dịp lễ Vu Lan, dù ai còn mẹ hay đã mất mẹ cũng muốn làm một việc gì đó để mẹ được vui, được hạnh phúc. Và cũng vào ngày này, mỗi chúng ta luôn tự nhủ lòng mình phải sống sao cho xứng đáng là con của mẹ để sau này nếu mẹ hiền có mất đi thì ta vẫn có thể tự hào nói rằng: Chúng con đã sống tốt, sống có trách nhiệm với quê hương, với đất nước, với đồng bào, dân tộc. “Tôi không khóc khi áo cài hoa trắng / Vì trong hoa tôi thấy mẹ tôi cười”...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày