Lời khải bạch của tông phong Vạn Đức tưởng niệm 10 năm Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Hòa thượng Thích Hoằng Tri đọc lời khải bạch tại Lễ tưởng niệm 10 năm Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch - Ảnh: Quảng Đạo
Hòa thượng Thích Hoằng Tri đọc lời khải bạch tại Lễ tưởng niệm 10 năm Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch - Ảnh: Quảng Đạo
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Cuộc đời của Sư Ông - Hòa thượng Tôn sư đối với chúng con ở đạo tràng Vạn Đức này là một bài pháp sinh động về bậc Liên trưởng của Hội Cực lạc Liên hữu, chỉ có thân cận mới cảm thấu chớ không thể dùng lời nói để diễn đạt được trong muôn một.

Năm 1947, Tôn sư của chúng con là Đại lão Hòa thượng thượng TRÍ hạ TỊNH đã ấn hành bộ Diệu pháp Liên hoa - là bộ kinh đầu tiên được dịch ra Việt văn, kế đến là Phổ Hiền Hạnh nguyện, bộ Tam bảo, kinh Địa Tạng Bổn nguyện… Đến năm 1953, bộ Đường về Cực Lạc hai tập được ra đời. Do bộ này mà hai năm sau, năm 1955, Hội Cực lạc Liên hữu được thành lập tại chùa Vạn Đức, làm đạo tràng kết duyên chư tôn đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử cùng một hạnh theo pháp môn Tịnh độ làm căn cứ, lấy việc học Phật, tụng kinh, niệm Phật cùng giảng dạy, phiên dịch kinh điển từ Hán tạng ra Việt văn làm chánh hạnh đời mình.

Qua các bậc trưởng thượng, chúng con được biết rất nhiều bậc cao đức Tăng Ni, cư sĩ thiện hữu đã tán trợ, tham gia đồng tu với Hòa thượng Tôn sư của chúng con, theo Tông chỉ niệm Phật với phương châm “Tin sâu, Nguyện thiết, Hạnh chuyên", lấy giới luật làm căn bản, lấy Tứ hoằng thệ nguyện làm bổn hoài, duy trì nếp sống tương trợ và nâng đỡ cho nhau, cùng lợi lạc trong Chánh pháp.

Xem Lễ tưởng niệm, suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ Tổ Tịnh độ Việt Nam

Cuộc đời của Sư Ông - Hòa thượng Tôn sư đối với chúng con ở đạo tràng Vạn Đức này là một bài pháp sinh động về bậc Liên trưởng của Hội Cực lạc Liên hữu, chỉ có thân cận mới cảm thấu chớ không thể dùng lời nói để diễn đạt được trong muôn một.

Hòa thượng Tôn sư của chúng con đã viên tịch thấm thoắt đã 10 năm, với chúng con, lời của Sư Ông vẫn luôn hiện hữu ngày đêm, chúng con xin được phép nhắc lại những dòng Sư Ông để lại trong Lời sau cùng được viết vào năm Kỷ Tỵ (1989): “Chư pháp hữu thân mến! Cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia. Tôi có ý nguyện nhỏ, dù nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chân thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại vài dòng này, chính tôi, phải chính tôi, không dám ngửng mặt tự xưng là Tỳ-kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhất tâm sám hối mười phương pháp giới”.

Chúng con, Tăng Ni và Phật tử môn hạ tông phong Vạn Đức xin thực hiện lời chỉ dạy của Đức Đệ tứ Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Phương trượng chùa Huê Nghiêm; Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự; chư tôn Trưởng lão Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự xin lấy ngày hôm nay để tiếp nối Hội Cực lạc Liên hữu - đạo tràng tu tập pháp môn Tịnh độ mà Sư Ông chúng con đã thành lập 69 năm trước, lấy nỗ lực tu tập để báo đáp thâm ân giáo dưỡng của Sư Ông chúng con trong muôn một.

Kính nguyện mười phương Chư Phật gia bị, lịch đại Tổ sư chứng giám, Giác linh Sư Ông thùy từ mật hộ.

Chúng con cũng xin trên Đức Pháp chủ, chư tôn Trưởng lão Hòa thượng Phó Pháp chủ; Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự và chư Tôn đức Tăng Ni hiện tiền chứng minh, tán trợ và hộ trì cho Tăng Ni, Phật tử chúng con.

Kính nguyện Chánh pháp cửu trụ nơi thế gian, Phật giáo Việt Nam trường tồn, Tăng Ni tứ chúng đồng học đồng tu, đồng thành chủng trí.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày