Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An những ngày xuân năm mới tuyệt đẹp bởi sắc đèn lồng. Những con đường nhỏ cổ kính, góc phố rêu phong như thay màu áo mới.

Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi là Faifo.

Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999
Theo quy định, từ 7 - 9 g tối, các tuyến đường trong khu phố cổ sẽ cấm xe ô tô và xe máy để du khách có thể dễ dàng đi bộ ngắm cảnh Hội An về đêm.
  Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 1
Một góc đường trong phố cổ.
Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 2
Sáu mươi đèn lồng được kết thành cánh chim bồ câu thể hiện khát vọng hòa bình
 tại Công viên Ka-zik.

Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 3
Một cửa hàng bán đồ lưu niệm trong khu phố cổ. Món đồ lưu niệm của Hội An
 được du khách ưa chuộng nhất chính là đèn lồng.

Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 4
Một dãy cửa hàng bán đèn lồng. Duy nhất tại Hội An đến nay vẫn còn giữ được
cột chỉ đường giao thông rất cổ kính.
Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 5
Những chiếc đèn lồng gấp nổi tiếng của phố cổ.

Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 6
Những chiếc đèn lồng độc đáo, đủ mọi hình dáng, màu sắc, tỏa sáng lung linh

Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 7
Phổ cổ lung linh soi bóng sông Hoài.
Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 8
Chùa Cầu (còn gọi là chùa Nhật Bản), biểu tượng của Hội An.
Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 9
Chùa Cầu có dáng hình chữ Công, mặt cầu bằng ván gỗ cong vòng ở giữa,
bắt qua con lạch thông ra sông Hoài.
Cầu có mái che uốn cong mềm và được chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến) – tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm Hội An vào năm 1719.

Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu.

Chùa Cầu nằm ở góc đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Do ảnh hưởng của thiên tại địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung.
Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 10
Du khách nước ngoài ngân ngơ trước vẻ đẹp của những chiếc đèn lồng Hội An.

Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 11
Đèn lồng làm từ mây tre.

Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 12
Đèn lồng kéo quân

Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 13
Đèn lồng trắng kiểu Nhật.
Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 14
Ngoài đèn lồng và phố cổ, Hội An còn nổi tiếng vì có nhiều món ăn đặc sản cực ngon. Trong đó có 4 món bạn không nên bỏ qua khi tới đây: Cao lầu, mì Quảng, Cơm gà và Ốc xào.

Giá cả rất bình dân, ngày tết mà một tô Cao lầu hay mì Quảng chỉ 20 ngàn, một đĩa cơm gà chỉ 25 ngàn, một đĩa ốc xào 7 ngàn.
Buổi sáng, phố cổ Hội An mang một vẻ đẹp bình dị, cổ kính, yên bình bên dòng sồng Hoài thơ mộng.
Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 15

Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 16
Ban ngày khu trưng bày đèn lồng lại mang vẻ đẹp đầy màu sắc

Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 17
Chùa Cầu cổ kính

Lung linh đèn lồng phố cổ Hội An ảnh 18
Con thuyền nho nhỏ giữa dòng sông

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Thông tin hàng ngày