Lưu ý nhiều vấn đề "nóng" của Phật giáo tỉnh Hưng Yên

GNO - Hôm qua, 13-1, tại chùa Táo (phường Hiến Nam, TP.Hưng Yên), BTS GHPGVN tỉnh Hưng Yên đã long trọng tổ chức hội nghị tổng kết công tác Phật sự năm 2013 và phương hướng hoạt động năm 2014.

TT.Thích Thanh Hiện, UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hưng Yên phát biểu khai mạc, cho biết, tỉnh nhà đạt nhiều kết quả tốt đẹp trong công tác Phật sự.

hung yen04.jpg

TT.Thích Thanh Hiện phát biểu khai mạc

hung yen06.jpg

ĐĐ.Thích Thanh Nguyên báo cáo tổng kết

ĐĐ.Thích Thanh Nguyên, Chánh thư ký BTS GHPGVN tỉnh Hưng Yên đọc báo cáo tổng kết, nêu rõ, Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Hưng Yên lần thứ IV, nhiệm kỳ 2012- 2017 bầu BTS mới gồm 35 Tăng Ni, cư sỹ Phật tử. Ban Thường trực có 15 thành viên, gồm 1 Trưởng ban, 4 Phó Trưởng ban và các chức danh theo quy định. Số ban chuyên trách có 9, tương ứng với số ban của TƯGH (trừ ban Phật giáo quốc tế và Phân viện Nghiên cứu Phật học). Số lượng Tăng Ni tính đến tháng 1-2014, toàn tỉnh có 322 Tăng Ni, trong đó có 18 vị Giáo phẩm (1 Thượng toạ, 7 Ni trưởng và 10 Ni sư).

Trong năm 2013, GHPGVN tỉnh cũng họp bàn, xử lý một số sự vụ liên quan đến Tăng Ni trong tỉnh, góp phần làm ổn định tình hình Tăng sự; GHPGVN tỉnh tổ chức khoá An cư cho Tăng Ni trong tỉnh tại hai cơ sở với trên 200 Tăng Ni tu học; Ban Hoằng pháp kết hợp với quý Tăng Ni trong tỉnh đã tổ chức thuyết giảng giáo lý cho các Phật tử, nhân Đại lễ Phật đản, Vu lan, các ngày vía Phật, Bồ-tát, húy kỵ tổ sư, ngày nhập tự, mồng một, ngày rằm, ngày sám hối giữa tháng và cuối tháng.

Về từ thiện xã hội, BTS GHPGVN tỉnh Hưng Yên luôn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ ngày vì người nghèo, xây nhà tình nghĩa, ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, ủng hộ quỹ khuyến học… Nhiều chùa trong tỉnh được trùng tu, tôn tạo khang trang, tố hảo, trong đó hàng chục ngôi chùa xây dựng, sửa chữa với kinh phí lớn từ hàng tỷ, đến hàng chục tỷ đồng.

hung yen18.jpg

Chư tôn đức đóng góp xây dựng cho công tác Phật sự tỉnh nhà

Ngoài những kết quả đạt được nêu trên, trong năm qua, hoạt động BTS GHPGVN tỉnh nhà cũng còn một số tồn tại và hạn chế, như công tác tổ chức, hành chính, bộ phận thư ký hoạt động còn yếu, phần lớn các ban chuyên trách hoạt động còn mờ nhạt, có ban chưa hoạt động; chưa chú trọng việc quản lý, giáo dục về đạo hạnh cho Tăng Ni; nhiều trường hợp Tăng Ni cư trú chưa hợp pháp trên địa bàn tỉnh, gây mâu thuẫn trong quần chúng nhân dân nhưng chưa được giải quyết; Ban Hoằng pháp và Ban Văn hoá hoạt động chưa tích cực, chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể…

"Trong năm 2014 cần kiện toàn tổ chức, xây dựng kế hoạch cụ thể, quán triệt công việc tới từng ban chuyên trách. Đặc biệt chú trọng tới công tác Tăng sự, Hoằng pháp, Văn hoá và Hướng dẫn Phật tử. Tổ chức chu đáo Giới đàn truyền giới và khoá An cư Kiết hạ năm 2014 - Phật lịch 2558.

Tiếp tục xem xét giải quyết các trường hợp Tăng Ni cư trú chưa hợp lệ tại một số chùa trên địa bàn tỉnh. Ban Hoằng pháp xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động cụ thể, phối kết hợp với các ban Văn hoá, Nghi lễ và Hướng dẫn Phật tử tổ chức các buổi thuyết giảng giáo lý, các khoá tu và sinh hoạt Phật pháp cho các Phật tử.

Lưu ý Phật tử cảnh giác với các đạo lạ mang tính chất mê tín, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và truyền thống của dân tộc. Ban Thường trực cần tích cực tuyên truyền, chỉ đạo Tăng Ni Phật tử trong tỉnh tổ chức trang nghiêm, long trọng và thành kính Đại lễ Vesak tại các khu vực và tất cả các chùa.

Tích cực chỉ đạo, động viên Tăng Ni Phật tử, phát huy tinh thần “từ bi cứu khổ” của đạo Phật, hưởng ứng, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Động viên Tăng Ni Phật tử luôn giữ vững tinh thần đoàn kết, quan hệ chặt chẽ với các cấp chính quyền, Mặt trận, tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống các tai, tệ nạn xã hội", TT.Thích Thanh Hiện phát biểu chỉ đạo.

hung yen22.jpg
Ông Nguyễn Doãn Phượng, Phó trưởng Ban Tôn giáo tỉnh
phát biểu, đánh giá cao những Phật sự tỉnh Hưng Yên đạt được

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày