Lý giải sự giảm sút tín đồ Phật giáo Hàn Quốc

GNO - Nền văn hóa tu sĩ làm trung tâm của Phật giáo Hàn Quốc có thể là một lý do chính đằng sau sự sụt giảm đáng kể về dân số Phật giáo của đất nước trong những thập kỷ qua, một chuyên gia về tôn giáo lập luận hôm thứ Tư (25-1).

A VCH 111.jpg


Buổi hội thảo liên quan đến tín đồ Phật giáo Hàn Quốc

"Nhiều người cho rằng Phật giáo Hàn Quốc là một tôn giáo của các nhà sư. Theo từ chuyên môn Phật giáo, nó được gọi là tôn giáo tu sĩ làm trung tâm", Park Soo-ho, một nhà nghiên cứu tại Học viện Phật giáo Khoa học Xã hội của Đại học Joong-Ang Sangha tại một diễn đàn tôn giáo được tổ chức ở trung tâm Seoul cho biết.

"Bên ngoài, (tôn giáo này) tuyên bố là một giáo hội cộng đồng, nhưng trong thực tế các tông phái hoạt động một cách nặng nề xung quanh các tu sĩ", ông Park Soo-ho nói.

Bức tranh tôn giáo Hàn Quốc đã trải qua một sự thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua, với sự thay đổi do hậu quả lớn nhất từ sự sụt giảm số lượng Phật tử.

Số lượng Phật tử năm 2015 đứng ở mức 7,61 triệu, giảm 2,96 triệu so với một thập kỷ trước, theo số liệu điều tra dân số mới nhất của Thống kê Hàn Quốc.

Trước đó, Phật tử đã tạo thành nhóm tôn giáo lớn nhất kể từ khi điều tra dân số lần đầu tiên của chính phủ trong năm 1985.

Park cho rằng việc cải cách các tông phái Phật giáo và hiện đại hóa việc quản lý nhằm tạo sự cởi mở hơn, giải quyết sự phân cực ở các chùa và phản ánh tốt hơn về cách mà họ đang phục vụ các tín đồ tôn giáo.

Yoo Seung-moo, một giáo sư xã hội học tại Đại học Joong-Ang Sangha cũng lập luận rằng Phật giáo nói chung là yếu kém trong việc tổ chức văn hóa và các phương tiện thể chế để thúc đẩy cộng đồng.

Văn Công Hưng
(theo Yonhap)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày