Mong muốn hỗ trợ giải quyết việc kiến nghị trùng tu Di tích quốc gia - tổ đình Giác Lâm (TP.HCM)

Buổi làm việc của đoàn kiểm tra việc quản lý thu chi tiền công đức tại tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình, TP.HCM)
Buổi làm việc của đoàn kiểm tra việc quản lý thu chi tiền công đức tại tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình, TP.HCM)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đó là kiến nghị của Ban Trụ trì tổ đình Giác Lâm - Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia, trong buổi làm việc với phái đoàn kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Q.Tân Bình (TP.HCM) vào chiều ngày 22-3.

Phái đoàn do bà Lê Kim Thanh, Phó Trưởng phòng Tài chánh - Kế hoạch Q.Tân Bình làm dẫn đầu. Đón tiếp đoàn có Thượng toạ Thích Từ Tánh, trụ trì tổ đình Giác Lâm cùng các thành viên Ban trụ trì tổ đình.

Bà Lê Kim Thanh phát biểu tại buổi làm việc

Bà Lê Kim Thanh phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, bà Lê Kim Thanh cho biết chuyến kiểm tra này căn cứ theo Quyết định số 550/QĐ-UBND của UBND TP.HCM về việc ban hành kế hoạch kiểm tra tổng thể nhằm tổng hợp, đánh giá việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố. Thông qua công tác kiểm tra giúp cho các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích tự quản lý tiền công đức, tài trợ theo hướng minh bạch, rõ ràng để tạo niềm tin và đem lại lợi ích chung cho cộng đồng.

Bà Nguyễn Thị Điệp, Phó Trưởng phòng Nội vụ Q.Tân Bình nhấn mạnh chủ trương của Nhà nước trong công văn là không quản lý tiền công đức; mục đích buổi làm việc là để lắng nghe, ghi nhận việc quản lý tiền công đức tại các cơ sở di tích để từ đó, đoàn sẽ tổng kết và đưa ra phương hướng để việc quản lý thu chi tại di tích lịch sử - văn hóa được rõ ràng, minh bạch.

Thượng tọa Thích Từ Tánh, trụ trì tổ đình Giác Lâm báo cáo về tình hình thu chi tài trợ cho di tích

Thượng tọa Thích Từ Tánh, trụ trì tổ đình Giác Lâm báo cáo về tình hình thu chi tài trợ cho di tích

Thượng tọa Thích Từ Tánh đã báo cáo về tình hình thu chi tài trợ cho di tích. Theo đó, năm 2023, tổ đình Giác Lâm nhận được một khoản kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia là 39.480.000 đồng và đã dùng vào tu bổ, tôn tạo di tích.

Ngoài ra, tiền được Phật tử cúng dường Tam bảo được chi trả phục vụ những sinh hoạt trong tự viện, trong đó có chi phí duy trì tủ thuốc từ thiện, tổ chức lớp Sơ cấp Phật học tại quận nhà và các hoạt động an sinh xã hội; các hoạt động từ thiện được Ban trụ trì tổ đình Giác Lâm kêu gọi Phật tử đóng góp nhằm giúp đỡ chia sẻ đến những hoàn cảnh khó khăn. Những khoản thu chi trên đa số đều không có chứng từ, chỉ ghi lại chi tiết nguồn thu chi của các hoạt động. Hiện nay, tổ đình Giác Lâm chưa mở tài khoản ngân hàng, chỉ sử dụng tiền mặt cho các Phật sự trong tự viện.

Thượng tọa Thích Từ Trí phát biểu
Thượng tọa Thích Từ Trí phát biểu

Thượng tọa Thích Từ Trí, phó trụ trì tổ đình cho biết, tổ đình không tổ chức các hoạt động lễ hội, chỉ sinh hoạt tôn giáo theo truyền thống lâu nay. Thượng tọa cũng mong muốn các cấp lãnh đạo chính quyền xúc tiến hỗ trợ về thủ tục pháp lý đất đai để tổ đình đi vào sinh hoạt ổn định, tránh tranh chấp và hỗ trợ giải quyết về việc kiến nghị trùng tu cơ sở di tích tại chùa Giác Lâm do đã xuống cấp theo thời gian.

Tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm tọa lạc tại số 118 Lạc Long Quân, P.10, Q.Tân Bình, TP.HCM; được thành lập năm 1744, trải qua 3 đợt trùng tu, được xếp hạng là Di tích Lịch sử -Văn hóa Quốc gia theo quyết định số 1288/VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa Thông tin.

Đại diện Ban Trụ trì tổ đình cho biết một số hạng mục trong tổ đình bị xuống cấp trầm trọng. Năm 2020, tổ đình đã phối hợp với cơ quan chức năng Q.Tân Bình lập dự án xin tu sửa, được Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn thực hiện bằng vốn xã hội hóa. Tuy nhiên do hoàn cảnh khó khăn, việc huy động kinh phí theo hướng xã hội hóa không thực hiện được. Tổ đình cũng đã thêm 2 lần có đơn đề nghị cơ quan chức năng xem xét nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Tổ đình Giác Lâm hiện có 117 tượng thờ; 97 hiện vật khác có niên đại đầu thế kỷ XVIII-XX cùng 87 hiện vật là liễn đối, hoành phi, bài vị và các pháp khí khác.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thượng tọa Thích Thiện Thông thăm hỏi, động viên bà con có hoàn cảnh khó khăn TP.Trà Vinh

Chùa Liên Trì (TP.Vũng Tàu) trao quà tại Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bến Tre

GNO - Sáng 23-11, đoàn từ thiện chùa Liên Trì (TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) do Thượng tọa Thích Thiện Thông, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, trụ trì chùa Liên Trì làm trưởng đoàn đã đến trao quà đến trẻ em và người già neo đơn tại Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bến Tre.
Chùa Thầy (Hà Nội)

Mái chùa che chở hồn dân tộc

NSGN - Bài thơ Nhớ chùa là một tác phẩm bất hủ của thơ ca Phật giáo Việt Nam. Bài thơ này đi vào lòng người mến đạo một cách dịu dàng và nồng ấm như câu ca dao của mẹ, tự nhiên và nhẹ nhàng như hơi thở, bình yên và trong sáng như một mảnh trăng chiều...

Thông tin hàng ngày