Một Phật tử trẻ truyền tình yêu sách đến cộng đồng

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1146 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1146 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GN - Bạn Nguyễn Hữu Phước, pháp danh Tâm Phước, hiện đang là người sáng lập - trưởng ban tổ chức của dự án “Lang Thang”, một dự án cộng đồng mang ý nghĩa lớn về mặt văn hóa.

Mới nghe tên, nhiều người có thể lầm tưởng đó là hoạt động thiện nguyện nào đó dành cho người vô gia cư, thực chất, đây là một dự án về văn hóa đọc, với thông điệp: “Đi để đọc, đi để học, đi để nhìn đời”. Chia sẻ với Giác Ngộ, Nguyễn Hữu Phước nói về “Lang Thang” và con đường gieo chữ, truyền cảm hứng sống đẹp của mình:

- “Lang Thang” là một dự án được thành lập vào đầu năm 2022 với mục tiêu phát triển văn hóa đọc, đặc biệt là văn hóa đọc trên không gian mạng. Thông qua các hoạt động của “Lang Thang”, chúng tôi mong muốn lan tỏa những giá trị tốt lành của văn hóa đọc, khiến văn hóa đọc thấm nhuần vào đời sống của mỗi người một cách tự nhiên và đẹp đẽ nhất.

Bên cạnh đó, Lang Thang mong muốn có thể tạo tác động đến xã hội, mang văn hóa đọc đi đến những nơi chưa có sự giáo dục bình đẳng, giúp các đối tượng yếu thế, người khuyết tật,... có thể tiếp cận được tri thức. Từ đó, đóng góp vào mục tiêu giáo dục bền vững của đất nước.

Mong những trang sách giấy đến tay nhiều người trẻ

* Từ nhân duyên nào Phước khởi sự cho dự án này và tại sao bạn lại chọn cái tên “Lang Thang”?

- Với xuất phát điểm là một người trẻ có niềm đam mê to lớn với văn chương nhưng chưa có nhiều cơ hội để phát triển đam mê, tôi đã chọn mạng xã hội làm nơi để viết lên và chia sẻ những con chữ đầu tiên. Trong quá trình đó, tôi nhận thấy các bạn trẻ hình như bị cuốn vào vòng xoáy của mạng xã hội mà quên mất giá trị của những trang sách giấy.

Lang Thang hiện đang đồng hành cùng dự án Chuyến tàu Mùa thu và VCD Center trong chiến dịch kêu gọi và trao tặng tủ sách “Vì một Trái Đất xanh”. Ngoài ra, hiệu quả truyền thông của fanpage dự án khá cao, đã tạo được một tác động nhỏ đến ý thức của các bạn theo dõi. Cụ thể, trong 3 tháng đầu tiên, kênh truyền thông trên facebook của dự án đạt hơn 4.000 lượt theo dõi, tổng lượt tiếp cận hơn 19.000 và bài viết có lượt tiếp cận cao nhất là hơn 9.000.

Bên cạnh đó, Lang Thang đã lên chiến dịch cho các chuỗi talkshow về văn hóa đọc (triển khai vào tháng 4-2022) cũng như một số hoạt động gây quỹ khác.

Chính điều này đã thôi thúc tôi phải tìm ra một lối đi có thể cân bằng giữa văn hóa đọc trên không gian mạng (các content, các bài review, các bài chia sẻ trên mạng,...) và văn hóa đọc không gian thực (sách giấy, báo giấy,…). Dự án “Lang Thang” ra đời từ đây.

Sở dĩ tôi chọn cái tên “Lang Thang” là vì tôi cho rằng mỗi một chuyến đi là mỗi một bài học, mỗi một trang sách là mỗi một cuộc đời. Ta cần phải bước đi - đi để đọc, đi để học, đi để nhìn thấy cuộc sống này còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần được xoa dịu tâm hồn, cần tìm cho mình một lối đi thông qua những trang sách và những áng văn chương. Chính vì thế, hai chữ “Lang Thang” đã ra đời với ý nghĩa như một chuyến hành trình lang thang đến từng ngõ ngách của cuộc sống để trao đi và nhận lại những giá trị tốt lành.

* Bạn nghĩ những việc mà “Lang Thang” làm có tác động ra sao đến cộng đồng, nhất là những người trẻ?

- Đối với “Lang Thang”, muốn phát triển văn hóa đọc một cách bền vững thì cần phải mang nó vào trong đời sống của mỗi người trong xã hội, trong đó có cả những người yếu thế. Họ cần được thụ hưởng tri thức, cần được đọc sách và giáo dục một cách bình đẳng. Vì thế, “Lang Thang” mong rằng mình sẽ trao đi nhiều hơn, tạo tác động nhiều hơn đến các bạn trẻ, qua đó khích lệ tinh thần phụng sự và cống hiến của các bạn. Tôi tin rằng, chỉ cần chúng tôi dám hành động thì sẽ có rất rất nhiều cá nhân và tập thể khác sẽ tiếp nối và hành động cùng chúng tôi. Sự cộng hưởng này chính là nhân tố lớn nhất để tạo ra những tác động mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng to lớn đến cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ.

Viết để chữa lành, viết để sẻ chia

* Trên mạng xã hội, Hữu Phước viết khá nhiều, những trang viết của bạn thấm đẫm tinh thần Phật giáo và cũng nhận được rất nhiều quan tâm của cộng đồng. Bạn có thể chia sẻ về ý niệm viết của mình?

- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Phật giáo, tôi đã được tiếp xúc với giáo lý nhà Phật từ rất sớm. Có thể nói, tư tưởng và triết lý Phật giáo đã tác động rất lớn đến tư duy, lối sống và cả ngòi bút của mình. Mặc dù không phải là một tác giả lớn hay là một người có tầm ảnh hưởng quá nhiều trong xã hội, nhưng tôi tin rằng lời văn con chữ của mình ít nhiều cũng sẽ mang lại giá trị cho người cần nó. Thế nên, mỗi câu chữ viết ra, tôi đều cho vào đó những giá trị tốt đẹp, cũng như những triết lý Phật giáo.

Đạo Phật chính là đạo của an lạc và giải thoát. Tiếp xúc với đạo Phật, chính là tiếp xúc với sự chữa lành, sự hạnh phúc và những giá trị chân - thiện - mỹ.

* Phước có nghĩ đến việc sẽ xuất bản một cuốn sách?

- Đương nhiên, với một người yêu con chữ, thì viết và xuất bản sách chính là một trong những điều mà tôi hằng mong ước. Tôi muốn lưu giữ những lời văn và cảm xúc của mình vào từng trang sách, lan tỏa nó đến nhiều người hơn nữa. Để làm được điều này, tôi đã và đang không ngừng cố gắng trau dồi bản thân, rèn luyện các kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho đứa con tinh thần của mình.

* Là Phật tử, hàng ngày bạn có thực tập pháp môn nào không?

- Là một Phật tử, tôi ý thức được tầm quan trọng của việc thực tập và tu dưỡng thân tâm. Thế nên dù công việc bận bịu, tôi vẫn cố gắng tranh thủ thời gian cá nhân để tĩnh lặng và chiêm nghiệm bản thân bằng việc thực tập thiền định. Đây là lúc tôi lắng nghe chính mình, nhìn lại một quãng thời gian qua tôi đã làm được gì, chưa làm được gì, phạm lỗi nào và sẽ khắc phục ra sao. Từ đó, những khúc mắc xảy ra trong cuộc sống tôi đều có thể mau chóng giải quyết.

* Cách để Hữu Phước cân bằng giữa công việc, thiện nguyện và cuộc sống là gì?

- Những lúc tôi áp lực hay rơi vào trạng thái bế tắc, tôi sẽ dành thời gian để thiền hành và chiêm nghiệm bản thân. Đây là lúc tôi tìm về trạng thái cân bằng của nội tâm, sắp xếp lại trật tự của các công việc phải làm. Ngoài ra, lên kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động cũng giúp ích tôi rất nhiều trong việc cân bằng cuộc sống.

* Sắp tới, ngoài “Lang Thang”, bạn có tiếp tục các dự án nào khác nữa không? Hay “Lang Thang” sẽ mở rộng ra sao trong tương lai?

- Tôi đang dành hết trí, lực và sức mình cho dự án, ít nhất là cho đến khi Lang Thang có một nền móng vững vàng để phát triển. Nếu có cơ hội, tôi sẽ làm nhiều dự án hơn nữa để giúp ích cho cộng đồng. Tôi cũng còn nhiều kế hoạch đang ấp ủ, trong đó có các dự án liên quan đến công nghiệp văn hóa.

* Chúc mừng bạn, cảm ơn bạn dành thời gian chia sẻ!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày