Mùa Phật đản đặc biệt

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1152 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1152 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GN - Nói là “đặc biệt” bởi không phải có nhiều hình thức mới, mà là đã quá lâu - 2 năm, với người Phật tử không chỉ tại Việt Nam mà cả thế giới, tất cả hoạt động tập trung đông người phải tạm dừng để phòng, chống dịch Covid-19.

Năm nay, niềm hân hoan trước các hoạt động của Đại lễ Kính mừng Phật đản đã kết nối thành niềm hoan hỷ, dâng trào trong cảm xúc mừng Phật đản chưa bao giờ cũ…

Phật về tươi mát và vẹn tròn

“‘Đệ tử hôm nay. Gặp ngày Khánh đản. Một dạ vui mừng. Cúi đầu đảnh lễ…’ Lâu rồi kể từ lần gần nhất dự lễ Phật đản, tôi mới được đứng đây đọc lại bài kệ này”, đó là những chia sẻ xúc động của Phật tử Quảng Tuyền - Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1977, sinh hoạt chùa Xá Lợi, quận 3) khi đọc kệ Khánh đản trong Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 tại Việt Nam Quốc Tự, sáng rằm tháng Tư vừa rồi, một sự kiện thiêng liêng phải gián đoạn trong 2 năm qua.

Nguyên kể lại những ngày đầu được gặp Phật sơ sinh tại một miền cao nguyên nắng gió khi còn nhỏ, trên chiếc xe đạp cà tàng được cha chở đến chùa Tỉnh Hội dự Phật đản. “Sau 3 hồi chuông trống Bát-nhã và nghi lễ khai kinh, tôi được nhận bài kệ Khánh đản, dưới tiếng chuông ngân vang và tiếng trống trầm hùng vang vang đâu đó từ các tầng trời. Và ngày đó tôi được biết đến Ngài với lòng đầy hân hoan và mới lạ. Ngài đã đến cùng tôi nhẹ nhàng và yên vui như vậy”…

Với cụ bà Phật tử Nguyễn Thị Xinh, pháp danh Viên Ngọc (90 tuổi, ngụ tại quận 1, TP.HCM), trong đôi mắt của người cao niên có ánh long lanh khó tả. Cụ cho biết hai năm qua thật khủng khiếp, bản thân cụ cũng từng là nạn nhân của Covid-19. “Sáng thấy người quen, chiều đã nghe mất, quá đỗi sững sờ”, cụ kể. Chính vậy mà cụ cho biết chỉ mong được đến chùa lễ Phật, tu tập, và đó mới là điều hạnh phúc nhất.

“Trong khi giãn cách, tôi cũng dành nhiều thời gian để nghe pháp online, cũng tự mình thực tập các thời khóa tu học nhưng vẫn thấy thiếu đi một điều gì đó. Những thắc mắc về Phật pháp không biết nhờ ai giải đáp, những thay đổi nội tâm không biết chia sẻ với ai. Việc thiếu vắng lời dạy của chư Tăng là điều khó chịu lớn với một người lớn tuổi như tôi”, cụ Viên Ngọc bày tỏ.

Giờ đây, khi được tự do đến chùa, ngắm hình ảnh Đức Phật đản sanh, cụ không giấu niềm vui, chia sẻ: “Tôi được quay trở lại với nếp sinh hoạt của một người Phật tử bấy lâu nay là đến chùa lễ Phật, gặp Thầy, chúng bạn, thực hiện tròn bổn phận hộ trì Phật pháp của một người Phật tử tại gia. Với tôi đó là niềm vui sướng chẳng thể nào diễn tả được”.

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1152 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1152 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Niềm vui của người con Phật là thực hiện lời Phật dạy

Trong 2 năm qua, các lễ hội Phật giáo đều tạm dừng hay nếu có cũng chỉ được tổ chức nội bộ, vận dụng các hình thức trực tuyến nên không khí trầm lắng xuống. Năm nay, các đạo tràng, tự viện đã mở cửa trở lại, không khí Phật đản được biểu hiện với niềm hân hoan của người con Phật khắp nơi trên mọi miền đất nước.

Thượng tọa Thích Hoằng Ninh, Trưởng ban Trị sự Phật giáo quận 7, trụ trì chùa Giác Huệ, Q.7 cho biết Tăng Ni, Phật tử Phật giáo quận nhà đã rất hồ hởi, chung lòng tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Phật lịch Phật lịch 2566 tại lễ đài tập trung Long Hoa cổ tự. Bên cạnh đó, các tự viện trên địa bàn cũng thiết trí cờ, hoa để cùng với thành phố hướng đến Tuần lễ Phật đản.

“Thông qua mùa Phật đản đặc biệt năm nay, tôi nhủ lòng cần phải tích cực hơn nữa trong việc hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử quận 7 nỗ lực tu tập, trau dồi tâm hạnh, tích cực thực hiện công tác thiện nguyện để ngõ hầu báo đáp ơn Phật, ơn của chư tôn đức lãnh đạo cũng như chính quyền các cấp”, vị giáo phẩm trẻ lãnh đạo Phật giáo quận 7 bày tỏ.

Với Ni trưởng Thích nữ Như Thảo, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Phân ban Ni giới TP.HCM, trụ trì chùa Pháp Võ, huyện Nhà Bè, Phật đản năm nay, Phật tử khắp mọi nơi trong thành phố về dự. Điển hình là lượng người về chùa tham gia tắm Phật do Ban Trị sự Phật giáo huyện Nhà Bè tổ chức rất đông, riêng chùa Pháp Võ trong đêm thuyết pháp về ý nghĩa Phật đản sanh có cả Phật tử từ các quận 7, 8 và Phú Nhuận xa xôi đến nghe. “Điều này khiến tôi cảm thấy rất vui và xúc động, tất cả đang hồi sinh trở lại sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh”.

“Bản thân tôi cũng mong sự kiện đặc biệt này là nguồn năng lượng to lớn để chư Ni trẻ hiểu rõ hơn ý nghĩa đời sống xuất gia cao quý của mình. Mỗi người cố gắng hun đúc thân tâm của mình để nối tiếp con đường thiêng liêng mà Tổ, Thầy đã chỉ lối, xứng đáng là một người con gái của Như Lai trong thời đại 4.0 hiện nay”, Ni trưởng Như Thảo chia sẻ.

Nói về mùa Phật đản đặc biệt năm nay, Thượng tọa Thích Giác Trí, Trưởng ban Trị sự GHPGVN quận Gò Vấp, trụ trì chùa Huỳnh Kim cho biết niềm vui như được nhân đôi, vì mừng Phật đản về chúng ta như thấy được ánh sáng từ bi trí tuệ, vui nhất là còn được gặp nhau sau những tháng ngày bị giãn cách xã hội do dịch bệnh. “Con Phật gặp con Phật thì còn gì vui hơn. Rồi cùng nhau thiết trí cờ Phật giáo, hình ảnh vườn Lâm-tỳ-ni, tôn tướng Đức Phật đản sanh thì tâm trạng vui như người đi xa lâu ngày, bây giờ mới được về nhà”, Thượng tọa Thích Giác Trí chia sẻ.

Để kính mừng Phật đản, Tăng Ni, Phật tử Phật giáo quận cũng đã đồng hành chính quyền chăm lo cho người khó khăn, như lời Phật dạy “Phục vụ chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”. Và “việc làm này là để mỗi thành viên trong Ban Trị sự thấy được tinh thần đoàn kết hòa hợp của mình trong tu tập, trong sự kết gắn để trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội”, Thượng tọa Trưởng ban Trị sự Phật giáo quận Gò Vấp cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày