Nepal: Phật tử Á châu họp ở Kathmandu để tìm cách đối phó với những thách thức của thời đại

Giác Ngộ - Phật tử Á châu đã tổ chức Hội nghị Quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Á châu của Nepal (CNAS) ở thủ đô Kathmandu trong hai ngày 27-28/3. Mục đích của hội nghị là tìm hiểu những trường hợp điển hình mà đức Phật đã giải quyết và giáo lý của đạo Phật đã góp phần mang lại hòa bình và đoàn kết cho xã hội hiện đại trên khắp thế giới như thế nào.
WN.jpg

Ông Ramesh Dhungel, người tổ chức hội nghị nói: “Đạo Phật vốn được khai sáng trong quá khứ”, nhưng theo ông, hội nghị lần này là một cơ hội “để thảo luận về những thay đổi cần được thực hiện nhằm đảm bảo rằng Phật giáo có thể đương đầu với những thách thức đương đại”.

Các nhà lãnh đạo Phật giáo, sinh viên và những nhà nghiên cứu đến từ Thái lan, Hàn quốc, Miến Điện, Nhật bản, Tích lan và Bhutan đã tham gia hội nghị này. Theo họ, niềm tin tôn giáo giúp cho con người ngày càng có thêm sức mạnh để đương đầu với những vấn đề liên quan đến chiến tranh và phát triển kinh tế trong xã hội.  Theo Junichiro, một vị Tăng sĩ Nhật Bản: “Tôn giáo có thể gởi đến cho con người một thông điệp hòa bình và đoàn kết”.

Trong diễn văn khai mạc hội nghị, Tổng thống Nepal, ông Baran Yadav, đã nhấn mạnh: “Tôn giáo đóng vai trò thiết yếu trong việc mang lại hòa bình và đoàn kết trên toàn thế giới, đặc biệt đối với những nước bị chiến tranh tàn phá như Nepal. Tinh thần của đạo Phật nhấn mạnh đến việc truyền bá hòa bình. Muốn xây dựng và phát triển một xã hội không có sợ hãi thì thông điệp của đức Phật phải giữ vai trò chủ đạo trong hiến pháp dân chủ của Nepal. Tuy đức Phật giáng sinh ở Nepal, nhưng đất nước này lại vẫn chưa có được nền hòa bình thực sự. Do đó, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa để đạt được điều đó”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày