Nêu cao chánh kiến

Ảnh minh họa từ internet
Ảnh minh họa từ internet

GN - Ngoài việc tụng kinh Pháp hoa, bạn phát tâm trì tụng thêm các kinh điển khác là việc rất nên làm, công đức vô lượng.

HỎI:

Tôi là Phật tử hàng ngày thường tụng kinh Pháp hoa. Nay sắp đến mùa Vu lan, tôi muốn tụng kinh Thủy sám, Lương hoàng sám để sám hối hóa giải oan khiên và tụng kinh Địa tạng để cầu siêu cho hương linh cửu huyền thất tổ nội ngoại thân tộc. Vì trong những kinh sám này có chú Đại biTâm kinh Bát-nhã nên có người khuyên tôi không nên đọc tụng. Lý do là chú Đại biTâm kinh Bát-nhã là kinh chú của tông Tịnh Độ. Nhất là tụng Tâm kinh Bát-nhã thì sẽ đưa tất cả về không, mất hết, ông bà tổ tiên quá vãng cũng không được gì cả. Tôi rất băn khoăn, kính mong quý Báo chỉ bày cho.

(NGUYỄN THỊ THÚY, Bưu điện Cầu Giấy, Hà Nội)

ĐÁP:

Bạn Nguyễn Thị Thúy thân mến!

Một hành giả thường tụng kinh Pháp hoa cũng rất nên trì tụng thêm các kinh điển Đại thừa khác. Ngoài ra, song hành với việc tụng kinh Pháp hoa, thực hành sám hối thông qua lễ lạy Hồng danh Phật hay thọ trì Thủy sámLương hoàng sám để tiêu trừ nghiệp chướng oan khiên là điều vô cùng cần thiết. Đây chính là những hạnh nguyện tiêu biểu của Bồ-tát Phổ Hiền “Nhất giả lễ kính chư Phật, Tứ giả sám hối nghiệp chướng…”. Muốn hồi hướng phước báo cho cha mẹ ông bà tổ tiên trong mùa Vu lan thì tụng kinh Pháp hoa xong hồi hướng cũng được, nếu thích tụng kinh Địa tạng, kinh Vu lan hay một bộ kinh nào đó để hồi hướng cũng không trở ngại gì.

Vấn đề có ai đó khuyên không nên trì tụng chú Đại biTâm kinh Bát-nhã, chúng tôi thiết nghĩ, lời khuyên ấy thiển cận và hẹp hòi. Bởi lẽ, trước hết chú Đại biTâm kinh Bát-nhã đều có mặt trong hầu hết các nghi thức tụng niệm ở nước ta hiện nay. Không phải kinh chú này thuộc về tông Tịnh Độ mà ở chỗ tầm quan trọng của nó nên chư Tổ sư đã quan tâm trì tụng. Mặt khác, Tâm kinh Bát-nhã chính là trí tuệ tối thượng, là cốt tủy của kinh điển Đại thừa nên gần như các tông phái Phật giáo Đại thừa đều trì tụng Tâm kinh.

Nên ai đó cho rằng “tụng Tâm kinh Bát-nhã thì sẽ đưa tất cả về không, mất hết, ông bà tổ tiên quá vãng cũng không được gì cả” là một tà kiến, lầm lạc nghiêm trọng. Thực ra thì tụng đọc và quán chiếu Tâm kinh là để phát huy tuệ giác Bát-nhã, thể nhập tánh Không, phá tan mọi chấp thủ mà thành tựu giải thoát.

Vì vậy, ngoài việc tụng kinh Pháp hoa, bạn phát tâm trì tụng thêm các kinh điển khác là việc rất nên làm, công đức vô lượng.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày