Nghe GS.TS Thuyết Phong thuyết trình về âm nhạc truyền thống Phật giáo

“Âm nhạc truyền thống Phật giáo Việt Nam như một kho tàng vô cùng phong phú, đa dạng và có giá trị nhân văn sâu sắc”, đó là khẳng định của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong - Danh nhân di sản quốc gia Hoa Kỳ, Danh nhân âm nhạc Anh, trong buổi thuyết trình Âm nhạc truyền thống Phật giáo Việt Nam nhân Hội trường Hội thảo – Bồi dưỡng kiến thức và hoạt động văn hoá Phật giáo toàn quốc vừa qua tại Nha Trang.

TP (1).JPG

Đông đảo chư tôn đức Tăng Ni
và đại biểu nghe thuyết trình - A: Bảo Toàn

Đi tìm giá trị âm nhạc Phật giáo

Với chất giọng lôi cuốn, hấp dẫn, phong thái ung dung, tự tin GS.TS. Nguyễn Thuyết Phong đã cuốn hút người nghe từ lời mở đầu. Theo định nghĩa truyền thống: “Âm nhạc là một thực thể được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, hiểu khác nhau”.

Đạo Phật đến với Việt Nam rất sớm, từ thế kỷ thứ I, thứ II. Đạo Phật đi đến đâu như nước thấm vào đất, hoà vào dân tộc Việt như máu và thịt, như tim với óc của một cơ thể con người. Vai trò của Tăng, Ni đối với đạo Phật rất quan trọng. Tăng đoàn chính là những nghệ sĩ âm nhạc truyền thống Phật giáo, là nghệ sĩ sáng tác đồng thời cũng là nghệ sĩ biểu diễn. Thanh nhạc và khí nhạc của âm nhạc Phật giáo Việt Nam có nhiều loại khác nhau, nào chuông, mõ, khánh, trống, ốc,  tang, bản mộc, thủ xích, đại hồng chung…mỗi loại đều tạo một âm thanh trầm hùng thoát tục.

TP (4).JPG

GS.TS. Nguyễn Thuyết Phong

Theo nghiên cứu của giáo sư Nguyễn Thuyết Phong âm nhạc Phật giáo Việt Nam có mười thể loại đó là: Tụng, trì, niệm, tán, sám pháp, bạch, thỉnh, xướng, kệ, đọc.  Tụng kinh Di Đà khác với trì chú Đại bi, niệm Phật cũng khác với kệ chuông. Tán lại hoàn toàn khác với xướng. Đọc sớ cũng khác với thỉnh, tác bạch khác với tuyên pháp ngữ v.v…mỗi thể loại khác nhau, không thê loại nào giống thể loại nào. Với chất giọng tuyệt vời của người đã có thời kỳ ở chốn thiền môn tụng kinh, niệm Phật và lại nắm vững thanh nhạc, cho nên những câu kệ, bài xướng, bài tán, câu bạch của Giáo sư đã làm cho thính giả cả hội trường tuy rất đông người, nhưng ngồi im phăng phắc, lắng nghe đầy cảm kính.

Ông cũng khẳng định đối với âm nhạc truyền thống Phật giáo Việt Nam yếu tố truyền thừa, sáng tác mà đặc biệt là yếu tố truyền khẩu  vô cùng quý giá. Từ Bổn sư, Chủ sám, Chánh chúng, Duy na truyền tụng và lần lược các lớp hậu bối làm theo, dường như những tác phẩm của âm nhạc truyền thống Phật giáo Việt Nam không có tác giả mà là những tác giả dân gian.

Âm nhạc Phật giáo Việt Nam lại có nhiều nốt, nhiều âm đậm đà bản sắc dân tộc và rất đa dạng mang yếu tố địa phương, rất phong phú. Tán của mièn Bắc khác với tán miền Trung và tán miền Nam . Tán tang năm, lại khác với tán tang sáu, và cũng khác phạm lễ,  tán tẩu.

"Hãy nhìn lại một buổi lễ Đăng đàn Chẩn tế bạc độ âm linh của chư Tôn Đức miền Bắc hoàn toàn khác với miền Trung và miền Nam và ngược lại, mặc dầu Trung Pha Du Già là một.", GS.TS. Nguyễn Thuyết Phong đề nghị.

Mang nặng một tấm lòng

Trước khi kết thúc buổi thuyết trình, Giáo sư đã đặt vấn đề: Âm nhạc của Đao Phật Việt Nam có ai biết không? Vị trí của âm nhạc truyền thống Phật giáo Việt Nam trên thế giới?

Giáo sư kể mẫu chuyện đầy niềm tự hào về các nhà sư Việt Nam đã nhiều lần sang Nhật truyền dạy âm nhạc Phật giáo Việt Nam cho chư Tăng Phật giáo Nhật Bản vào những thế kỷ trước và nhận xét, đánh giá, khẳng định địa vị của âm nhạc Phật giáo Việt Nam trên thế giới.

Giáo sư đã đặt vấn đề thay cho lời kết: Âm nhạc có thật sự cần thiết trong tất cả cộng đồng Phật giáo ? Có cần thiết sưu tầm toàn bộ  âm nhạc Phật giáo Việt Nam hay không ? Có nên ký âm toàn bộ âm nhạc truyền thống Phật giáo Việt Nam để lưu trử và truyền dạy. Bảo tồn và phát huy truyền thống âm nhạc Phật giáo Việt Nam như thế nào?

TP (2).JPG

Đại biểu dự thính đến cuối buổi giảng

Đặc biệt còn 15 phút trước khi kết thúc thuyết trình Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong đã dành thời gian cho thính giả đặt câu hỏi, trao đổi, tìm hiểu thêm để Giáo sư trả lời. Và ông đã đưa ra mong ước của mình khi đề nghị một ngày gần đây âm nhạc truyền thống Phật giáo Việt Nam sẽ được thế giới công nhận là di sản văn hoá phi vật thể. Ý tưởng đó đã làm cho cả thính phòng cảm động và tâm đắc.

Buổi thuyết trình kết thúc nhưng thính giả vẫn chưa muốn rời khỏi chỗ ngồi, bởi vì những âm vang âm nhạc truyền thống Phật giáo Việt Nam, mỗi người có một cảm nhận khác nhau nhưng đều say sưa, ngây ngất, tự hào vì từ lâu nay Phật giáo Việt Nam có một tài sản văn hoá phi vật thể vô giá mà chúng ta chưa khai thác hết.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.
Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.

Thông tin hàng ngày