Nghĩ về người thầy và nghề giáo

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trong một bản tin trên Giác Ngộ online ngày 14-11 có đăng phát biểu của Đức Dalai Lama hôm 9-11, ngài nói, giáo dục cần phải cải tạo phẩm chất bên trong của con người, làm cho con người hiền thiện hơn.

Phát biểu đó thật sự đáng suy ngẫm trong bối cảnh thế giới bất an vì khủng bố, vì bạo lực học đường gia tăng - ở Mỹ, ngay trong trường học mà tiếng súng thi thoảng vẫn nổ, cướp đi sinh mạng của nhiều người, trong đó có những người thầy, những học trò vô tội.

Ở ta, hình ảnh học trò đánh nhau, lột đồ bạn, quay clip đưa lên mạng không phải là chuyện hiếm. Rồi ở đâu đó, có thầy trừng phạt học trò thẳng tay trong cơn tức giận, học trò thì lên mạng Facebook chỉ trích thầy, không còn tôn ti trật tự...

Bất an và rơi rớt niềm tin giữa những bộn bề cuộc sống, khi chính những người nắm quyền, gương mẫu cũng tha hóa, khiến xã hội trở nên vô cảm dần dần.

Người thầy sống giữa hoàn cảnh ấy đôi khi cũng cảm thấy bất lực, lắm lúc âm thầm thở ra vì đó là hiện tượng thực tế cần nhiều giải pháp đồng bộ. Từ trong những sự thật đau lòng, tất nhiên có không ít người thầy đã “tự thắp nến lên mà đi”, tự làm mới mình trong cách dạy với niềm tin yêu sâu sắc vào sự nghiệp trồng người.

luong.jpg

Một biếm họa nói về lương giáo viên không đủ sống của họa sĩ DAD

Bài ca về lương giáo viên không đủ sống đến hẹn lại lên, có nhà giáo bảo, đầu tư cho giáo dục ở ta chưa tương xứng dù cũng có những đề xuất ngàn tỉ để nâng chất. Đúng hơn là việc chăm lo cho người thầy còn chưa tương xứng với vị trí của người làm công tác đào tạo nên cũng là nguyên nhân làm cạn dần tâm huyết cống hiến trước bài toán cơm áo, gạo tiền. Do vậy, có thầy giáo đã nhắc lại ý - đầu tư cho người thầy gặt hái một thế hệ - để suy ra, vì sao giáo dục bao năm qua, hết cải cách lần này tới lần khác vẫn cứ hoài bất ổn.

Ông bà mình nói, có thực mới vực được đạo, nên khi người thầy còn chạy ăn từng bữa, thiếu trước hụt sau thì sao có hạnh phúc để chuyển tải bài học và chất sống nhân văn, hạnh phúc tới trò?

Do vậy, để nhà trường thực sự trở thành nơi có hạnh phúc, có niềm an vui thì mỗi người thầy phải được chăm lo một cách thực tế, có hạnh phúc và giữ được lửa nghề, sự tâm huyết như thuở ban đầu. Đòi hỏi đó thực sự chính đáng, thiết thực và cần thiết phải được đặt ra trong bài toán giáo dục, nâng chất lượng học (kiến thức và đạo đức) lên.

Thêm nữa, cải cách chương trình học phải làm cho chương trình bớt nặng nề, tránh gây áp lực lên cả thầy lẫn trò. Trong đánh giá thi đua cũng đừng nặng thành tích khiến cả thầy lẫn trò đều chạy đua để rồi “dạy dối, học vẹt, báo cáo không thật”... dẫn tới kỹ năng sống, đạo đức, phẩm chất bên trong của người học không thay đổi theo hướng tích cực.

Suy ngẫm như vậy và thiết tha mong rằng, chúng ta có những người thầy hạnh phúc để từ đó, tưới tẩm hạt mầm hạnh phúc cho những thế hệ từ những chuyến đò tri thức được qua sông...

An Lạc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Khóa bồi dưỡng kiến thức Giới luật Phật giáo do Ban Tăng sự T.Ư tổ chức tại Bình Dương

[Video] Khóa bồi dưỡng kiến thức Giới luật Phật giáo do Ban Tăng sự T.Ư tổ chức tại Bình Dương

GNO - Sáng ngày 7-10, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh Bình Dương (P.Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một), Ban Tăng sự T.Ư phối hợp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương tổ chức Khóa bồi dưỡng kiến thức Giới luật Phật giáo năm 2024, gần 400 đại biểu thuộc các Ban Trị sự, Ban Tăng sự GHPGVN các tỉnh thành phía Nam tham dự.
Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân tại TT.Cầu Kè, H.Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh: Chùa Vạn Hòa tặng 400 phần quà đến người dân khó khăn

GNO - Chùa Vạn Hòa kết hợp cùng thiền viện Linh Chiếu (H.Long Thành, Đồng Nai) và đoàn từ thiện Thái Tuệ y bác sĩ (TP.HCM) tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng 400 phần quà đến bà con có hoàn cảnh khó khăn tại TT.Cầu Kè, H.Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, vào ngày 6-10.

Thông tin hàng ngày