Người cao huyết áp nên tránh ăn uống gì?

GNO - Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát bất ổn này thông qua lối sống và chế độ ăn uống.

xot ca chua.jpg

Bạn nên tự làm xốt cà chua để giảm bớt lượng muối và đường - nguyên nhân gây tăng huyết áp - Ảnh internet

Đường và muối là hai tác nhân thúc đẩy tăng huyết áp và cần được hạn chế trong chế độ ăn, đặc biệt là người đang có bất ổn về huyết áp.

Các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến công nghiệp luôn có mức muối và đường cao hơn khuyến nghị an toàn cho sức khỏe hàng ngày. Bạn nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên cám và tự nấu thức ăn tại nhà để chủ động giảm bớt đường và muối trong thức ăn.

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nhu cầu muối cho một người khỏe mạnh mỗi ngày là không quá 2.300 mg; không quá 37,5 g đường ở nam và 25 g đối với nữ.

Dưới đây là các loại thực phẩm người cao huyết áp nên tránh, theo các chuyên gia dinh dưỡng:

1. Các loại thịt chế biến sẵn

Hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn đều có chứa rất nhiều muối, đặc biệt là xúc xích và thịt nguội các loại. 

Bạn cần hạn chế hấp thu các loại thịt này trong chế độ ăn hàng ngày để bảo vệ tim mạch và sức khỏe chung. 

2. Các loại kẹo ngọt

Kẹo chứa nhiều đường mà không cung cấp dưỡng chất nào khác.

Thay vì ăn kẹo, bạn nên ăn trái cây tươi các loại để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe như: chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Chuối chứa nhiều potassium, đặc biệt tốt cho người cao huyết áp vì potassium có tác dụng làm giảm huyết áp cao.

3. Nước ngọt

Nước ngọt chứa nhiều đường và năng lượng.

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, năng lượng hấp thu qua đường uống không làm bạn no như năng lượng ăn vào.

Bạn có thể cho vài lát trái cây yêu thích vào nước lọc, vừa tăng mùi vị cho nước uống vừa cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể.

4. Các loại bánh

Các loại bánh ngọt, bánh nướng chứa nhiều đường và chất béo. Chỉ cần ăn thêm một khẩu phần các loại bánh này hàng ngày cũng sẽ làm bạn tăng cân.

Hãy chia sẻ khẩu phần bánh với người khác trên bàn ăn để vừa có thể thỏa mãn nhu cầu thèm ăn ngọt vừa giảm lượng đường, chất béo đưa vào cơ thể.

Các thực phẩm tự nhiên như mật ong, đường dừa là sự thay thế tốt cho đường tinh luyện vì có bổ sung thêm các chất điện giải, chất chống oxy hóa cho cơ thể.

5. Nước xốt làm sẵn

Bạn nên chú ý đến lượng muối và đường trong các loại xốt cà chua chế biến sẵn hoặc trong các nhà hàng, tiệm thức ăn nhanh. Thông thường, sản phẩm nào chứa ít đường sẽ chứa nhiều muối hơn và ngược lại.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên tự làm nước xốt tại nhà và cho thêm các loại thảo dược có lợi cho sức khỏe để làm tăng khẩu vị và điều giảm các tác hại của đường, muối.

6. Cồn

Hấp thu cồn là khuyến cáo dành cho tất cả các bất ổn sức khỏe vì quá trình xử lý cồn gây sức ép cho cơ thể. Nhiều loại thức uống chứa cồn cũng có hàm lượng đường cao hoặc được pha chế với các loại thức uống ngọt.

Hấp thu cồn nhiều làm cơ thể mất nước và dẫn đến tăng cân. Hai yếu tố này đều gây ra huyết áp cao. Uống từ 3 phần thức uống có cồn một lúc sẽ làm huyết áp tăng cao ngay lập tức, theo các chuyên gia dinh dưỡng.

Đức Hòa

(theo Food Prevent)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.
Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

GNO - Khi một thành viên của gia đình và cộng đồng vĩnh viễn ra đi, người ta cần đưa tiễn họ với một số vật dụng thân thiết, để họ có cơ hội dùng tới. Tục tin quỷ của người Việt như thế đã tồn tại lâu đời, trước khi Phật giáo truyền vào và Tự Thiếu Tôn ghi lại.

Thông tin hàng ngày