Nhà hàng chay Vajra - Không gian Tạng giữa Sài Gòn

GNO - Mùa Xuân này, nếu chưa có dịp hành hương về xứ sở Tây Tạng thì ngay tại Sài Gòn này, bạn vẫn có thể thưởng thức một số món chay đậm đà bản sắc của xứ sở truyền thống Kim cang thừa từ ngàn xưa.

08.jpg
Góc tâm linh tại nhà hàng chay Vajra

Mời bạn hãy đến nhà hàng Vajra. Trước khi thưởng thức những món đặc sản của miền đất lạ, mời bạn dạo một vòng trong không gian ấm áp, tràn đầy năng lượng của các vị Phật, Bồ-tát trong Kim Cang thừa như: Avalokitesvara, Nagarjuna hay Subhakarasimha,… và những bức mạn-đà-la huyền bí được treo trang trọng trên tường.

01.JPG

Kỳ viên thiên kim

Và bữa tiệc xứ Tạng của bạn có thể bắt đầu ngay với món Kỳ viên thiên kim gồm 8 miếng đậu hủ chiên giòn chấm tương ớt được xếp theo hình bát giác trên đĩa rau củ tươi.

02.JPG

Nấm nướng Bhutan

Sau món ăn nhẹ này thực khách có thể kêu ngay món nấm nướng Bhutan (Bhutan tuy ở phía Nam Tây Tạng nhưng có một số điểm tương đồng về văn hóa ẩm thực). Nấm rơm được nướng và và ủ kín để giữ hơi ấm trong giấy bạc. Có thể chấm nước mắm chay và ăn kèm với rau thơm hoặc dưa leo.

03.JPG

Cơm Thái ăn kèm chả lụa chay

Cũng có thể dành chút khẩu phần để tìm hiểu thêm về một số món ăn lạ như: Cơm Thái ăn kèm chả lụa chay hay Gỏi 4 mùa ăn kèm bánh phồng chấm nước mắm mang hương vị Việt.

04.JPG

Gỏi 4 mùa

05.JPG

Cơm sen lá cẩm

Trước khi ra về bạn đừng quên thưởng thức đặc sản Cơm sen lá cẩm, là một loại cơm được nấu và ủ trong hương lá cẩm tím, đựng trong búp sen xanh và được trang trí chung quanh với những cánh sen hồng trông thật bắt mắt.

06.JPG

Vajra cũng là điểm đến của trẻ em

Bài, ảnh: Phan Cát Tường

 ---------------

MỜI ĐẶT TIỆC NHÀ HÀNG VAJRA

ĐC 1: 711 Lê Hồng Phong, Q.10, TP.HCM (đối diện với Việt Nam Quốc Tự). ĐT: (08) 39 797 128; ĐC 2: 38 Lão Tử Q.5. TP.HCM (kế chùa bà Quan Âm).ĐT: (08) 38 538 329

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày