Nhà nhiếp ảnh Thế Phong

Nhà nhiếp ảnh Thế Phong
Nhà nhiếp ảnh Thế Phong
Giác Ngộ - Trong chuyến đi từ thiện về miền Trung, Phong tranh thủ lang thang trên khắp nẻo đường. Rất tình cờ, khi đi ngang qua chiếc cầu, mình nhìn xuống thấy bóng dáng một người phụ nữ đang quảy đôi gánh, đầu đội nón lá - một hình ảnh "rất mẹ" và mình chỉ kịp bấm máy một lần. Thời điểm lúc đó trời đã về chiều, chút nắng ráng hồng buổi chiều tà khiến cho hình ảnh người phụ nữ thêm huyền ảo, nhẹ nhàng kéo theo bóng đổ in trên mặt đường…

Hơn 10 năm cầm máy, mình chưa hề bắt gặp cảm xúc nào đến một cách tự nhiên như thế. Chỉ một lần bấm máy! Có lẽ, cảm xúc những bức ảnh về mẹ, về người phụ nữ Việt Nam đã thai nghén trong tâm hồn của Phong, chỉ đợi thời khắc thích hợp sẽ được gợi mở.

Từ thuở thiếu thời, Phong không được sống trong sự yêu thương, trìu mến của cha mẹ, nên cái cảm giác "tình mẹ" hơn là cảm hứng sáng tạo mà là sự sống. Phong đã chụp rất nhiều những bức ảnh về mẹ, về người phụ nữ Việt Nam trong nhiều hoàn cảnh… Thế nhưng, cho đến bây giờ, Phong vẫn chưa có một tấm ảnh chân dung cho mẹ mình. Đó là nỗi bất hạnh lớn nhất của đời con! Ngày ấy, khi còn gặp mẹ, con chưa nhận ra tình thương của mẹ dành cho con. Để rồi hôm nay, mỗi khi bắt gặp một hình ảnh về mẹ, con lại bùi ngùi nhỏ lệ không nguôi! Xin dâng tặng tất cả những bà mẹ, mỗi người một bức ảnh - biểu tượng của tình thương. Và xin tất cả những người con đều biết cách lưu giữ những bức ảnh - biểu tượng của tình thương ấy trong lòng mỗi chúng ta...!".

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày