Nhật Bản: Tượng Bồ tát của tiểu thuyết gia Shiga đã được tìm thấy

GNO - Một giáo sư hôm 20-9 đã công bố rằng tác phẩm điêu khắc gỗ tượng Phật giáo tại một bảo tàng ở Tokyo trông rất giống với bức tượng mà tiểu thuyết gia nổi tiếng Naoya Shiga đã từng lưu giữ trong nhà mình tại tỉnh Nara (Nhật Bản).

Giáo sư Mitsutoshi Kuretani thuộc Đại học Soai, đang nghiên cứu về quá trình sống và làm việc của Shiga ở tỉnh Nara.

Ảnh chụp của tác phẩm.jpg

Tác phẩm được cho là đã mất tích của tiểu thuyết gia nổi tiếng Naoya Shiga

Sau khi tìm kiếm thông tin trên một blog cho biết tác phẩm điêu khắc này hiện đang ở Bảo tàng Aizu thuộc Đại học Waseda ở Tokyo, ông đã yêu cầu bảo tàng gửi cho ông những ảnh chụp của tác phẩm điêu khắc trên. Sau khi so sánh với hình ảnh của tác phẩm điêu khắc được Shiga giữ, Kuretani khẳng định tác phẩm điêu khắc tượng Phật bằng gỗ của Bảo tàng Aizu và tác phẩm điêu khắc sở hữu của Shiga là như nhau.

Kuretani có kế hoạch đến thăm bảo tàng này vào đầu tháng Mười tới nhằm kiểm tra tác phẩm điêu khắc trên để ra một nhận định cuối cùng.

Tác phẩm điêu khắc được giữ tại bảo tàng là tượng một vị Bồ tát được tạo ra từ một thân cây duy nhất, có chiều cao 95,3cm. Tác phẩm được cho là đã được tạo tác vào khoảng đầu thế kỷ 11.

Trong một bài viết trong cuốn sách "Soshun no Tabi" (Cuộc hành trình đầu mùa xuân) của mình, Shiga có đề cập đến một bức tượng Bồ tát "ở trong nhà của Tanizaki, nhưng bây giờ thì ở trong nhà tôi ...". Từ đó, người ta cho rằng tiểu thuyết gia Junichiro Tanizaki đã tặng cho Shiga tác phẩm điêu khắc này.

Theo những bức ảnh còn lại thì Shiga đã giữ tác phẩm này trong một căn phòng trên tầng hai của một ngôi nhà ở Nara. Shiga đã sống trong ngôi nhà đó từ năm 1929 đến năm 1938.

Tung tích tác phẩm điêu khắc của Shiga kể từ khoảng cuối Thế chiến thứ hai không còn ai biết rõ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày