Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong: “Chưa bao giờ từ chối gửi hình cho báo Giác Ngộ”

"Chia sẻ yêu thương" - Một trong những tác phẩm của Trần Thế Phong được chọn làm bìa 1 của tuần báo Giác Ngộ
"Chia sẻ yêu thương" - Một trong những tác phẩm của Trần Thế Phong được chọn làm bìa 1 của tuần báo Giác Ngộ
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trong giới nhiếp ảnh hiện nay, nhắc đến tên Trần Thế Phong ai cũng biết...

Là nhiếp ảnh nổi tiếng trong giới, 9 tập sách ảnh cho ra đời đều có những giải thưởng cao, và 15 lần triển lãm ảnh cá nhân thu hút đông đảo người mến mộ. Những bức ảnh cộng tác, gửi cho các tòa soạn báo anh cân nhắc rất kỹ, nhưng hình ảnh báo Giác Ngộ cần, anh đều ưu tiên và không đắn đo suy nghĩ.

HT.Thích Trí Quảng trao giải nhất cuộc thi ảnh cho nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong, với chủ đề “Di tích - danh thắng và lễ hội Phật giáo” do báo Giác Ngộ tổ chức nhân 40 năm ngày Báo ra số đầu tiên (1-1-1976 - 1-1-2016)

HT.Thích Trí Quảng trao giải nhất cuộc thi ảnh cho nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong, với chủ đề “Di tích - danh thắng và lễ hội Phật giáo” do báo Giác Ngộ tổ chức nhân 40 năm ngày Báo ra số đầu tiên (1-1-1976 - 1-1-2016)

Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong cho biết, đơn giản chỉ vì: “Quý mến báo Giác Ngộ và quý người kết nối, cho nên một tấm ảnh hay, ý nghĩa, thay vì gửi cho tờ báo khác được trả nhuận bút cao, tôi vẫn chọn gửi cho Giác Ngộ và không quan tâm đến nhuận bút được nhận. Với tôi, tình cảm là quan trọng nhất, cái tình cảm, cái nghĩa trong đó là chính, quan trọng hơn là tờ báo an lạc, an vui tôi thích”.

Nói rõ hơn về “quý người kết nối”, anh trải lòng, đó là Thượng tọa Thích Tâm Hải, Phó Tổng biên tập, kiêm Thư ký tòa soạn và quý thầy thành viên Ban Biên tập, vì cái tâm của người làm báo Phật giáo, vì độc giả mà phụng sự, chuyển tải chân-thiện-mỹ cho cuộc sống.

“Đối với Báo Giác Ngộ, tôi có niềm tin tuyệt đối”, anh nói. Với anh, có nhiều tờ báo đăng tin giật gân, chạy theo thị hiếu và đưa tin giả, nhưng hoàn toàn an tâm khi đọc báo Giác Ngộ, ở báo chỉ có sự an lạc.

Anh cũng bộc bạch thêm: “Không chỉ tôi, mà bạn bè của tôi rất thích đọc báo Giác Ngộ, khi đọc tờ báo luôn cảm nhận được sự an lạc. Ở Giác Ngộ có những câu chuyện về mảnh đời, ở chuyên mục xã hội rất thực tế, gần gũi với cuộc sống, xúc động. Khi bản thân đang có những chuyện buồn, đọc vào những câu chuyện đó, giúp mình sống tích cực hơn, tạo cho mình động lực và an lạc hơn”.

“Gửi ảnh cho báo Giác Ngộ, tôi cảm thấy hạnh phúc khi chia sẻ được niềm vui với bạn đọc của báo - là những người hướng thiện, hiểu đời, hiểu đạo. Với người nhiếp ảnh, giá trị cao nhất của bức ảnh chụp được chính là truyền tải thông điệp cho người thiện đọc, cùng vui, cùng tận hưởng hỷ lạc”, anh chia sẻ.

Góp ý cho báo Giác Ngộ phục vụ tốt hơn cho độc giả, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong thẳng thắn đề xuất, Ban Biên tập nên có những phóng sự ảnh định kỳ hàng tháng - là mảnh ghép của câu chuyện đời sống, chuyển tải thông điệp mạnh mẽ, nhân văn. Với những bạn đọc không có nhiều thời gian đọc báo, thì hình ảnh gần gũi cuộc sống sẽ giúp bạn đọc cảm nhận dễ dàng, đồng thời tác động mạnh xã hội.

Về hình ảnh, nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong cũng nhắn nhủ: “Báo Giác Ngộ cần lan tỏa nhiều hơn nữa các bức ảnh nhân văn. Không phải là hình ảnh đau khổ để than vãn, mà là những bức ảnh khơi dậy thiện tâm trong mỗi người. Ví dụ như câu chuyện về một đứa bé nghèo nhưng học giỏi, làm thế nào để chuyển tải tinh tế, thật nhân văn để độc giả tâm phục, khẩu phục và phát tâm tiếp sức cho em chứ không phải thương hại”.

Về bài viết, anh cũng góp ý, báo Giác Ngộ cũng cần thay đổi cách viết, rút gọn chữ viết trong bài báo, cần truyền thông điệp rõ ràng, ngắn gọn, hướng đến chất lượng. Thay vì một bài viết trước đây 2 trang giấy, mình rút lại, giảm xuống 1 trang, nhưng vẫn truyền được thông điệp và người đọc hiểu, cảm được. Những khoảng “đất trống” đó sử dụng để tăng thêm các chuyên mục đa dạng, phục vụ rộng rãi hơn cho nhiều đối tượng từ phụ nữ, đàn ông, thanh niên.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày