Những điểm tương đồng trong mỹ thuật Trung Quốc và Tây Tạng

Những điểm tương đồng trong mỹ thuật Trung Quốc và Tây Tạng
(Boston, Mỹ):  Đón chào du khách đến với cuộc triển lãm mới của Bảo Tàng nghệ thuật tạo hình là hai bức tranh vẽ vị thần mặt đen Mahakala, mang chuỗi hạt hình đầu lâu và ngồi xổm trên một xác chết.

Tâm điểm của cuộc triển lãm đầy sức hấp dẫn này có tên là “Sự gặp gỡ giữa Trung Quốc và Tây Tạng”, cho thấy sự giống và khác nhau giữa những vị thần ở hai bức tranh. Trong một bức tranh không rõ nguồn gốc hoàn thành khoảng vào thế kỷ thứ 15 (hoặc 16) vẽ một vị thần “Hắc diện” có hàm răng nhỏ, bộ râu ngắn và ba con mắt lồi ra như những quả bóng bàn trên gương mặt tròn. Bức tranh thứ hai của Tây Tạng ra đời khoảng một thế kỷ hoặc hơn sau đó, mô tả một người rất hung dữ, ngậm một thanh gươm bằng hàm răng nanh nhọn của mình, ấn bàn chân lớn vào khuôn mặt của người chết.

Buổi triển lãm do Joseph Scheier-Dolberg tổ chức,  trưng bày khoảng 20 họa phẩm quý, đã chỉ ra  tính đa dạng đáng ngạc nhiên giữa Trung Quốc và Tây Tạng. Ông cho biết mục đích của cuộc triển lãm là dùng những bức tranh hiếm có trong bộ sưu tập nhằm khám phá sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai nền văn hóa khác biệt, trên cơ sở đó các sản phẩm nghệ thuật được sáng tạo.

Ông cho biết: “Mỗi truyền thống có sự  tương tác lẫn nhau, những họa  sĩ Trung Quốc lấy từ Tây Tạng sự phóng khoáng trong sử dụng màu sắc và bố cục. Về phần các họa sĩ Tây Tạng, họ lấy hoa, chim muông và phong cảnh từ nghệ thuật Trung Quốc vào sáng tác của mình, truyền vào đó hơi thở của thiên nhiên”

Để làm điều này, Scheier-Dolberg đã trưng bày các bức tranh có liên quan với nhau để người xem có thể so sánh được họa sĩ Tây Tạng đã vay mượn nghệ thuật Trung Quốc như thế nào và ngược lại, những họa sĩ Trung Quốc đã làm sinh động tác phẩm của mình bằng cách kết hợp màu sắc và chủ đề táo bạo.

Khi thưởng thức các tác phẩm, người xem có thể khám phá tại sao thần mặt đen Mahakala mang một chiếc mũ miện tượng trưng cho “năm độc” là tham, sân, si, mạn và vô minh. Họ cũng sẽ thấy được điều gì đã xảy ra khi những họa sĩ được đào tạo chính thống từ  Trung Quốc có những phá cách đầy bất ngờ về màu sắc  từ vùng núi Tuyết, Hy Mã Lạp Sơn.

Mặc dù có những vấn đề nội tại tiềm tàng, buổi triển lãm tránh đi những căng thẳng về chính trị để tập trung hoàn toàn vào bốn thế kỷ “trao đổi văn hóa mạnh mẽ” giữa Trung Quốc và Tây Tạng. Cuộc triển lãm đã  giới thiệu những tác phẩm hoành tráng có thể làm thỏa mãn  những nhà Hán học nghiêm khắc nhất hay những người nhập môn sơ cơ.

"Những tác phẩm này rất tuyệt. Tôi hy vọng du khách sẽ háo hức chiêm ngưỡng những bức tranh quý của Tây Tạng như thế này”, Scheier-Dolberg nói “ Chỉ cần ngồi xuống và cảm nhận về màu sắc đẹp đẽ của chúng. Hãy để những hình ảnh và sắc màu cuốn bạn trôi đi”                                               

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1300 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Nhân duyên kỳ ngộ

GNO - Hòa thượng Bodhi, tiến sĩ Xã hội học, hành giả, đồng thời là học giả của nhiều công trình Phật học nổi tiếng thế giới, một trong những đại biểu đặc biệt đại diện cho Phật giáo Hoa Kỳ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM và là một trong những diễn giả chính của Đại lễ.
Đại lão Hòa thượng Viện trưởng trao Bằng tốt nghiệp Thạc sĩ Phật học đến các học viên - Ảnh tư liệu GN

Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM thông báo tuyển sinh thạc sĩ và tiến sĩ Phật học năm 2025

GNO - Ngày 20-5, thay mặt Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, Thượng tọa Thích Quang Thạnh, Phó Viện trưởng, Tổng Thư ký đã ký thông báo về việc tuyển sinh chương trình thạc sĩ Phật học khóa IX và tiến sĩ Phật học khóa VII, hệ chính quy năm 2025 dành cho đối tượng là Tăng Ni, cư sĩ Phật tử.

Thông tin hàng ngày