GNO - Bài viết “Điều chỉnh trọng lượng cơ thể” trên tờ Reader’s Digest gần đây đã đưa ra những xác chứng khoa học về chế độ ăn, thói quen sống và giảm cân hiệu quả cho độc giả.
Dưới đây là những kiến thức về ăn uống và trọng lượng cơ thể bạn cần cập nhật để hiểu đúng và có sự điều chỉnh hợp lý để được khỏe mạnh.
1 - Có cân nặng lý tưởng không?
Một số người cho rằng vì chúng ta đã từng ốm nên sẽ có thể quay lại thể trạng ấy dễ dàng vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời mình nhưng thật ra, cơ thể chúng ta luôn thay đổi theo thời gian.
Trọng lượng cơ thể sẽ biến động trong suốt cuộc đời của mỗi người và chúng ta vẫn có thể phối hợp với thể trọng hiện tại một cách hoàn hảo với các hành vi có lợi cho sức khỏe để duy trì sự khỏe mạnh, bất kể kích cỡ cơ thể - chia sẻ của chuyên gia Alyssa Pike, Tổ chức Thông tin Thực phẩm Quốc tế.
2 - Béo có nghĩa là không khỏe mạnh?
Hành vi trong đời sống hàng ngày quan trọng hơn kích cỡ cơ thể, trong đánh giá mức độ khỏe mạnh của một cá nhân. Chúng ta có thể khỏe mạnh hay không khỏe mạnh cả với kích thước lớn hay nhỏ, trong mối liên hệ với lối sống.
Ở người cao tuổi, thiếu cân cho thấy tình trạng giảm khối cơ, giảm sức mạnh của cơ dẫn đến thiếu sự săn chắc, khả năng di chuyển bị giới hạn và dễ té ngã.
Dù có da có thịt một chút được xem là điều tốt nhưng không có nghĩa rằng béo phì tốt hơn thiếu cân vì béo phì khi có tuổi dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
3 - Chỉ ăn loại thức ăn phù hợp với cơ thể?
Mỗi người, bất kể kích thước cơ thể thế nào cũng đều được lợi ích khi tích hợp đa dạng các nhóm thực phẩm vào chế độ ăn mà không cần quan ngại hay lo lắng gì cả.
Bạn nên tập trung vào các loại thực phẩm được khuyên dùng để giúp cơ thể khỏe mạnh. Việc lựa chọn thực phẩm nên linh hoạt, giàu dưỡng chất và cảm thấy ngon miệng.
4 - Có nên thêm khẩu phần thứ hai?
Không có nguyên tắc cố định nào về việc chúng ta nên hay không nên ăn thêm sau khẩu phần chính. Điều này tùy thuộc vào nhiều thứ như mức độ vận động hay tập luyện của chúng ta trong một ngày và bữa ăn trước đó.
Điều quan trọng là chúng ta nên lắng nghe cơn đói và dấu hiệu no của cơ thể để quyết định bao nhiêu thực phẩm cần cho một khẩu phần ăn.
Nếu thấy đói sau một khẩu phần ăn, bạn có thể ăn thêm một phần nữa với lượng phù hợp. Là một ý tưởng hay nếu bạn bao gồm đa dạng các nhóm thực phẩm trong mỗi lần ăn.
5 - Hấp thu đường
Đường thêm vào từ các món ăn ngọt chính là nguyên liệu kém lành mạnh nhất bạn đưa vào chế chế độ ăn của mình vì chúng sẽ gây tăng cân và các bệnh tật như béo phì, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch.
Bạn cần ghi nhớ rằng: Nhiều loại thực phẩm như trái cây tươi cũng chứa rất nhiều đường tự nhiên. Cần hạn chế đường trong kẹo và thực phẩm chế biến sẵn.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), nam giới nên hấp thu dưới 9 muỗng cà phê đường và 6 muỗng đối với nữ.
6 - Vận động làm tăng sự thèm ăn?
Nhiều người không chịu vận động vì sợ ăn nhiều - đây là suy nghĩ thiếu lành mạnh về thực phẩm. Thể dục hay vận động là hành vi khỏe mạnh giúp cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, giúp giảm đáng kể nguy cơ bệnh tim mạch.