Ni trưởng Tân Liên: “Hơn 40 năm, vẫn một lòng với báo Giác Ngộ”

Ni trưởng Tân Liên chia sẻ: đọc báo Giác Ngộ như được thọ thực, dùng thuốc quý
Ni trưởng Tân Liên chia sẻ: đọc báo Giác Ngộ như được thọ thực, dùng thuốc quý
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ni trưởng Tân Liên, Phó trưởng Phân ban Ni giới T.Ư, Giáo phẩm thường trực Ni giới - Hệ phái Khất sĩ, trụ trì tịnh xá Ngọc Quang (Gò Công, Tiền Giang) đã chia sẻ như vậy nhân dịp Giác Ngộ chuẩn bị lễ kỷ niệm 45 năm ngày ra số báo đầu tiên.

Dành cho báo Giác Ngộ tình cảm mặn nồng, hơn 40 năm nay, tuần nào cũng vậy, ngay khi nhận được quyển báo Giác Ngộ là Ni trưởng Tân Liên, đọc không bỏ sót trang nào. Ni trưởng còn cho biết: “Bài viết nào hay quá, thấm quá tui đọc đi đọc lại, có khi hai lần, cũng có khi ba, bốn lần. Có những đoạn, đọc mà nhớ luôn đến chỗ nào là dấu chấm, dấu phẩy”.

Ở tuổi 88, độ tuổi mắt đã kém, nhưng Ni trưởng Tân Liên vẫn cần mẫn, đeo mắt kính và tỉ mỉ đọc từng dòng chữ một. Như thói quen, bất kỳ lúc nào rảnh rỗi, kể cả trên đường đi công tác Phật sự, chỉ cần thấy báo Giác Ngộ vị Ni lại đọc.

Đại giới đàn Huệ Hưng - TP.HCM (năm 2020), tại điểm truyền giới tịnh xá Ngọc Phương (Q.Gò Vấp), ngay khi dự xong lễ tấn đàn truyền giới, bên hiên phòng, Ni trưởng lấy báo Giác Ngộ số mới nhất ra xem. Trong khoảnh khắc đó, phóng viên báo Giác Ngộ đã ghi lại hình ảnh đầy cảm xúc.

Điều đặc biệt, khi tiếng động cùng ánh sáng của máy ảnh lóe lên, Ni trưởng ngước lên nhìn với ánh mắt từ bi, rồi lại tiếp tục đọc báo. Sư cô thị giả dâng nước, dâng bánh, Ni sư trả lời “chút tui dùng sau nhen cô, tui đang đọc lở dở lời ngài Hòa thượng Trí Quảng”.

Và cứ như thế, khi nào đọc xong bài báo, Ni trưởng mới làm việc khác. “Đọc báo Giác Ngộ như đang thính pháp, đang học pháp, nên phải toàn tâm và không để phan duyên, mất phước”, lời chia sẻ của Ni trưởng.

Ni trưởng nhận định, báo Giác Ngộ là một tờ báo Phật giáo có tuổi thọ cao nhất, nhiều uy tín đang tồn tại trong làng báo hiện nay. Mỗi số báo đều có những bài viết hay, đáng đọc, đáng ngẫm.

Vị Ni có nụ cười hiền, tiếp tục kể với phóng viên: “Tui đọc báo Giác Ngộ từ lúc tờ báo còn đơn sơ, giấy in xấu chứ không đẹp như bây giờ, đọc báo từ thời Hòa thượng Thiện Hào. Tui đọc báo Giác Ngộ để cập nhật thông tin chuẩn xác nhất từ Giáo hội, từ chư tôn đức, để tu, để bòn phước, để bổ sung cho quá trình mình hướng dẫn đệ tử”.

Theo Ni trưởng, dù thời kỳ nào thì báo Giác Ngộ cũng là nơi hội tụ đầy đủ tin tức, đọc lúc nào cũng thấy bổ ích trân trọng từng chữ.

“Tui theo sát lời dạy của quý ngài, đặc biệt là HT.Thích Trí Quảng để soi lại mình, để có sai gì thì sửa liền. Lời dạy của quý ngài, tui lấy làm kim chỉ nam. Cho nên tui đọc báo Giác Ngộ như được thọ thực, như dùng thuốc quý, giá nào cũng đọc”, NT.Tân Liên bộc bạch.

Khi người viết đặt vấn đề về chữ viết trên báo giấy nhỏ hơn chữ trong kinh sách, có là khó khăn với Ni trưởng không? Vị Ni đôn hậu trả lời: “Chữ có nhỏ nhưng muốn đọc nên đọc được hết. Mình tìm cách đọc, đeo mắt kính vào. Mình đâu thể nào yêu cầu báo phục vụ cho mỗi mình mình, quý ngài đã cố gắng nhiều rồi, làm tốt nhất có thể cho độc giả rồi”.

Khi xin ý kiến Ni trưởng góp ý để báo Giác Ngộ phục vụ tốt hơn, Ni trưởng ý nhị bảo: “Clip trên báo Giác Ngộ online ít quá, có khi tui phải xem trên YouTube mới xem được nhiều bài giảng bằng video trọn vẹn của Hòa thượng Thích Trí Quảng”. Nhưng cuối câu nói, Ni trưởng vẫn dành cho báo Giác Ngộ tình cảm đầy xúc động: “Học Phật, tui học cả đời. Và đọc báo Giác Ngộ, tui đọc đến khi nào không đọc được nữa”.

Người viết nhớ hoài lời nói của Ni trưởng, trước lúc rời đi: “Cảm ơn tất cả quý Thầy và những người làm báo ở Giác Ngộ, một số báo ra đời, tui đọc và quý lắm. Tui dành tất cả niềm tin với báo Giác Ngộ và trân trọng từng chữ viết trong mỗi bài viết trên báo”.

>> Mời bạn đọc chia sẻ kỷ niệm, hiến kế với báo Giác Ngộ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày