Oán gia không muốn kẻ thù có lợi lớn

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1181 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1181 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Người đệ tử Phật cần học hạnh tùy hỷ, vui với sự thành công của người, buông tật đố, ghét ganh và xả tâm mong người tổn hại vì điều đó chỉ tự hại mình.

"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có bảy pháp oán gia để gây thành oán gia; tức là khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế. Những gì là bảy?

Lại nữa, oán gia thì không muốn oán gia có lợi lớn. Vì sao oán gia không muốn oán gia có lợi lớn? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, thì người ấy đáng lẽ được lợi, hai điều ấy không trái nhau, thật là bất lợi lớn. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ ba để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế”.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Oán gia, số 129 [trích])

Người có tâm oán thù thường không muốn kẻ thù của mình làm ăn tấn tới, chẳng vui khi kẻ thù thành đạt, ngược lại luôn mong cho kẻ thù phá sản, thất bại. Đây cũng là thói thường ở thế gian.

Kinh tạng Pali tương đương pháp thoại này được dịch như sau: “Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: ‘Mong rằng kẻ này không có lợi ích’. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được lợi ích. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, thâu hoạch bất lợi, lại nghĩ rằng: ‘Ta được lợi ích’, thâu hoạch điều lợi ích, lại nghĩ rằng: ‘Ta không được lợi ích’. Những pháp này được nắm giữ khiến người khác trở thành thù địch, đưa đến không hạnh phúc, đau khổ lâu dài, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ ba, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông”.

Do tác động của tâm sân hận, ôm lòng thù oán lâu dài, chỉ mong đối thủ thất bại, chính điều đó làm tổn hại bản thân cùng sự nghiệp của mình mà không hay. Chính những tâm niệm oán hận, mong cho người tổn hại đưa đến bất an và khổ đau lâu dài cho chính người mang tâm niệm ấy. Thế nên, khi chuyện buồn qua đi, hãy buông bỏ những ác tâm hại người, trước để tự cứu lấy mình, sau nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. Việc loại trừ nhau để chiếm lĩnh vị thế độc tôn, trước mắt có thể được lợi, về lâu dài chưa hẳn đã hay.

Người đệ tử Phật cần học hạnh tùy hỷ, vui với sự thành công của người, buông tật đố, ghét ganh và xả tâm mong người tổn hại vì điều đó chỉ tự hại mình. Khi đã có đôi chút thành công, vật chất tạm đủ đầy thì cần nâng cấp đời sống tinh thần, giữ tâm luôn an vui, thanh thản nhằm giúp cho đời sống chất lượng hơn. Để tâm sân hận, tổn hại, ghét ganh tác động và chi phối thì dù khá giả cũng chỉ thoát nghèo, chưa vượt qua khổ. Ác tâm thì gây khổ đau nên cần thương mình, hãy bắt đầu từ xả buông, tha thứ và mong cho mọi người đều an ổn, tốt lành.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.
Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.

Thông tin hàng ngày