Phái đoàn Phật giáo Mông Cổ thăm Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM

Phái đoàn Phật giáo Mông Cổ thăm Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM
Phái đoàn Phật giáo Mông Cổ thăm Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều nay, 19-12, phái đoàn Phật giáo Mông Cổ do ngài Naro Panchen Rinpoche dẫn đầu đã đến thăm cơ sở II Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).

Được biết trước đó, ngày 9-12, ngài Naro Panchen Rinpoche đã có văn thư gửi đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX thành công tốt đẹp.

Quang cảnh buổi tiếp đoàn Phật giáo Mông Cổ tại Học viện Phật giáo VN - TP.HCM

Quang cảnh buổi tiếp đoàn Phật giáo Mông Cổ tại Học viện Phật giáo VN - TP.HCM

Qua văn thư này, ngài cho biết sẽ cùng phái đoàn Phật giáo Mông Cổ đến Việt Nam và bày tỏ ý định được vấn an Đức Đệ tứ Pháp chủ và Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự, thăm Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội và TP.HCM.

Tuy nhiên, Đức Pháp chủ GHPGVN hiện đang trong khóa độc cư của mùa tu gia hạnh Phổ Hiền thường niên, nên ngài đã đồng thuận lịch thăm viếng Học viện, đồng thời ủy thác Thượng tọa Thích Giác Dũng, Thư ký Văn phòng II Hội đồng Chứng minh, Thư ký của Đức Pháp chủ tiếp đoàn cùng chư vị lãnh đạo Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (gọi tắt là Học viện) khi đoàn đến thăm viếng.

Trao quà lưu niệm

Trao quà lưu niệm

Tại buổi tiếp, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện giới thiệu với ngài Naro Panchen Rinpoche và phái đoàn về quá trình hình thành, phát triển và thành quả đào tạo của Học viện trong gần 40 năm qua.

Thượng tọa cũng đánh giá cao sự hồi sinh, chuyển mình để hội nhập và phát triển của Phật giáo Mông Cổ sau những thăng trầm của thời cuộc.

Chụp hình lưu niệm với Tăng Ni sinh viên Học viện

Chụp hình lưu niệm với Tăng Ni sinh viên Học viện

Ngài Naro Panchen Rinpoche phát biểu tri ân sự đón tiếp nồng hậu và thân tình của chư tôn đức dành cho phái đoàn. Ngài cũng chia sẻ, Phật giáo tại Mông Cổ vốn rất phát triển, nhưng do chiến tranh và các yếu tố khách quan khác khiến Phật giáo ở Mông Cổ có lúc suy yếu. Nhưng khoảng 30 năm trở lại đây, Phật giáo tại Mông Cổ bắt đầu hồi sinh và phát triển mạnh trở lại.

Ngài đồng thời cũng chia sẻ về quan điểm giáo dục, hoằng pháp và kinh nghiệm của Phật giáo Mông Cổ đặc biệt quan tâm tới giới trẻ.

Tại chánh điện trong khuôn viên Học viện

Tại chánh điện trong khuôn viên Học viện

Tại buổi tiếp, Thượng tọa Thích Giác Dũng cũng đã chuyển lời thăm hỏi của Đức Pháp chủ GHPGVN - Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đến phái đoàn. Thượng tọa cũng đã chuyển lời thăm hỏi của Đức Pháp chủ GHPGVN đến quý Hòa thượng lãnh đạo Phật giáo Mông Cổ mà ngài có duyên gặp gỡ qua các sự kiện quốc tế cũng như tổ chức Phật giáo Châu Á vì Hòa bình (ABCP).

Trước đó, đoàn đã đến thăm, vấn an Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN tại chùa Minh Đạo, thăm chùa Vĩnh Nghiêm, tu viện Vĩnh Nghiêm và Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Thiện Tấn trao quyết định bổ nhiệm trụ trí chùa Thâm Khê đến Đại đức Thích Tuệ Không

Quảng Trị: Bổ nhiệm trụ trì chùa Thâm Khê

GNO - Sáng 22-6, được sự đồng thuận của chính quyền các cấp, thừa ủy nhiệm của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị, Ban Trị sự GHPGVN H.Hải Lăng phối hợp với Ban Hộ tự chùa Thâm Khê trang nghiêm tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì đến Đại đức Thích Tuệ Không.

Khi chúng ta hiểu và sử dụng nguyên ngữ, chúng ta mới có thể tiếp cận tri thức một cách chân thật và vẹn nguyên nhất

Vai trò của nguyên ngữ trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn

GNO - Đó là nội dung chia sẻ của TS.Đỗ Quốc Bảo tại Thư Hiên Dịch Trường, 48 đường số 13, P.An Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM, vào ngày 2-11-2024; sự kiện đã thu hút nhiều học giả, sinh viên và những người đam mê tri thức tham gia trực tiếp cũng như thông qua hình thức trực tuyến Zoom.
Đức Phật - bậc Đại Giác Ngộ, Chánh đẳng Chánh giác

Minh và vô minh

GNO - Minh trong đạo Phật là tuệ giác, thấy biết như thật về vạn pháp. Khi thành đạo, Đức Phật chứng Tam minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh). Các bậc Thánh A-la-hán chứng đạo thì vô minh diệt và minh sinh.

Thông tin hàng ngày