Phải năng động trong sinh hoạt & ổn định trong tổ chức (*)

HT Thích Thiện Nhơn phát biểu
HT Thích Thiện Nhơn phát biểu

...Ban Hướng dẫn Phật tửTrung ương là một ban trong các ban, ngành,  viện Trung ương của Giáo hội, quản lý trên 45 triệu tín đồ/80 triệu dân số Việt Nam trong cả nước, trong đó, có khoảng 11.639.814 người dân tộc thiểu số. Con số người dân tộc tại vùng Tây Nguyên và miền Trung cũng khá cao, khoảng hơn 1,5 triệu người. Trong khi chúng ta chỉ mới tạo điều kiện quản lý, hướng dẫn tu học theo Phật giáo cũng chỉ trên 5.000 người, đây là một con số còn quá khiêm tốn. Tuy nhiên, sự cố gắng ấy, tùy thuộc vào Tiểu ban Phật tử Dân tộc phụ trách vùng sâu vùng xa của Ban. Hy vọng trong nhiệm kỳ này, sẽ đạt được nhiều kết quả so với hơn 25 năm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong những nhiệm kỳ qua bằng những lễ quy y cho đồng bào dân tộc, hướng dẫn họ tu học theo từng đối tượng và khu vực thích nghi.

Về hình thức tu học đa dạng như hiện nay: Đạo tràng Pháp Hoa, Dược Sư, Niệm Phật, Phật thất, Thiền thất, Đạo tràng Bát quan trai, Một ngày An lạc, các sinh hoạt Thanh Thiếu nhi Phật tử, Hội trại hè v.v… đã và đang ổn định, phát triển theo chiều hướng tích cực, do Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử và Thanh Thiếu niên Phật tử phụ trách, cần được phát huy và có định hướng cụ thể về tu học của đại đa số các Phật tử thuộc các lớp tuổi, các thành phần khác nhau trong các tầng lớp nhân dân. Chủ yếu là đơn vị các cơ sở tự, viện, trụ trì chịu trách nhiệm, được sự hướng dẫn, quản lý của Phân ban chuyên môn và thành phần hướng dẫn, tổ chức có thiện chí và dấn thân hoạt động, hòa mình với nhóm, cũng như với môi trường sinh hoạt mới.

Về chương trình tu học và tài liệu, Trung ương Giáo hội nhận thấy cần có Phân ban biên soạn tài liệu, chương trình tu học, nghi thức tụng niệm dành cho Phật tử. Có thể sử dụng ba nguồn tài liệu: Phật học phổ thông của Hòa thượng Thiện Hoa; Phật pháp căn bản của Ban Hoằng pháp Trung ương; Giáo lý dạy cho các trường Bồ Đề của Hòa thượng Thiện Hoa để biên soạn từng cấp học cho phù hợp theo lớp tuổi và thành phần khác nhau. Về Nghi thức tụng niệm cần sử dụng quyển Nghi thức tụng niệm của Phật tử tại gia do Hội Phật học Việt Nam biên soạn, có thêm bớt cho phù hợp, nhất là sử dụng danh từ Việt ngữ hoàn toàn để phục vụ cho các đạo tràng, khóa tu, cho các thanh niên Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trong chương trình truyền đạo, việc tùy nghi ứng biến cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc và văn hóa Phật giáo. Hiện nay, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Daklak đã biên soạn quyển sách Lịch sử Đức PhậtGiáo lý căn bản bằng tiếng Ê Đê; cử Tăng Ni, Phật tử tham dự các khóa học chữ Ê Đê tại Trường Dân tộc, nhất là Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Phật học tỉnh Lâm Đồng đã đưa môn học tiếng K’Ho vào chương trình học của trường cho Tăng Ni sinh theo học và đạt được kết quả tốt đẹp. Đây chính là những điều kiện phát triển giáo lý, truyền bá Phật pháp bằng ngôn ngữ dân tộc ít người trong hiện tại và mai sau. Công tác này cần được phát huy, nhân rộng, không những tại Daklak, Lâm Đồng mà có thể thực hiện tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Dak nông v.v…

Về đào tạo nhân lực, vừa qua Ban Hoằng pháp Trung ương đã xây dựng, huấn luyện hơn 300 Phật tử làm công tác hoằng pháp, hoằng pháp viên, chúng ta cần có kế hoạch hướng dẫn cho những Phật tử này cùng tiếp sức hoạt động trong công cuộc truyền bá Chánh pháp ở các vùng. Điều cần nhất là trong vấn đề truyền bá Chánh pháp cần có sự kết hợp với Ban TTXH, vì tục ngữ Việt Nam có câu: “Có thực mới vực được đạo”, cũng như trong kinh Dược Sư, Đức Thế Tôn đã xác định: “Đối với những chúng sinh cần ăn, mặc… thì trước hết ta cho họ ăn, mặc… sau đó mới đến Chánh pháp, thuyết giảng cho họ nghe”. Đây được xem là phương pháp hóa đạo tốt nhất và có kết quả hữu hiệu nhất trong nhu cầu sinh hoạt hiện nay của đồng bào vùng dân tộc và vùng sâu vùng xa.

Một vấn đề lớn trong việc quản lý, điều hành cấp địa phương chính là nhân tố vững chắc và cơ bản, đó là chúng ta triển khai hoạt động của cấp hành chánh thứ 3 là quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, để hình thành cho được các Tiểu ban Hướng dẫn Phật tử, Tiểu ban Hoằng pháp, Tiểu ban TTXH v.v… cấp quận, huyện, thị hội, thành phố thuộc tỉnh để chung lo Phật sự trong thế hỗ tương liên hoàn và xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, từ phạm vi rộng cho đến từng đơn vị gia đình trong xã hội, bản làng của các dân tộc.

Đối với Gia đình Phật tử, đã có 930 đơn vị sinh hoạt tại các Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, 8.100 huynh trưởng, 64.020 đoàn sinh, đây là con số khích lệ, khả quan và tin tuởng. Tuy nhiên, để hoạt động đồng bộ, có hiệu quả, cần thực hiện và hình thành cho được Ban HDPT những đơn vị: Ninh Thuận, Khánh Hòa. Nhất là phát triển ở khu vực phía Bắc để hoạt động đều khắp và có kết quả. Hạt nhân chính là vị trụ trì và các cơ sở có sinh hoạt Gia đình Phật tử ở các quận, huyện. Cần có kế hoạch, đào tạo, huấn luyện nhân sự cho ngành, thêm tài liệu ấn hành để kế thừa công tác Hướng dẫn Gia đình Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hiện tại và tương lai...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày