Pháp nạn đại học Nalanda:Bài học lịch sử vẩn còn đó!

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Trăm nghe không bằng mắt thấy.” Vâng, quả đúng vậy! Chỉ đến khi bước chân trên bề mặt của những bức tường Đại học Nalanda được xây dựng từ thế kỷ thứ V TL vốn còn sót lại sau cơn pháp nạn kinh hoàng trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ cách đây hơn tám thế kỷ, tôi mới cảm nhận và thấu triệt hết ý nghĩa của câu tục ngữ này.

Trước đây, tôi cũng đã đọc sách, xem hình, và được nghe kể nhiều về chứng tích Đại học Nalanda, một đại học lớn nhất trên thế giới ngày xưa. Thế nhưng, tôi vẫn không thể hình dung hết nổi cảnh 10 ngàn sinh viên và các cao Tăng của Đại học Nalanda bị sát hại, và cả một công trình kiến trúc vĩ đại, có diện tích hàng chục héc-ta đã bị Hồi giáo hiếu chiến cực đoan tàn phá không một chút mảy may thương tiếc.

Bất chợt, tôi rùng mình nhớ lại vào năm 2001, tại Afganistan, phiến quân Hồi giáo cực đoan Taliban đã dùng thuốc nổ, và súng đạn điên cuồng phá hủy những tôn tượng Phật được chạm khắc vào vách núi đá cao lớn nhất thế giới, mặc dù khi ấy cả thế giới lên án tội ác hủy hoại văn hóa nhân loại này của Taliban. Sự tàn phá Di sản Văn hóa Thế giới ấy chỉ diễn ra trong vòng hơn kém một tuần lễ, thế nhưng sau đó, các nhà chuyên môn ước tính phải mất hơn 10 năm và tiêu tốn hàng triệu Mỹ kim để khắc phục một phần hậu quả mà chủ nghĩa cuồng tín bành trướng tôn giáo này để lại.

Và cũng bất chợt, tôi hiểu ra rằng tại sao Tổ chức Văn hóa Giáo dục Thế giới (UNESCO) đã không chọn ngày giáng sinh của chúa Giê-su Ki-tô, của thánh Mohamet hoặc của các đấng sáng lập các tôn giáo khác làm ngày lễ kỷ niệm văn hóa chung của nhân mà lại chọn ngày đản sinh, ngày thành đạo, ngày nhập Niết-bàn của đức Phật (Lễ Tam hợp - Vesak) như một ngày nhằm nhắc nhở mọi người hãy yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Lý do rất đơn giản. Ngoài thông điệp từ bi, hòa bình và trí tuệ của đức Phật, thì trong suốt hơn 2500 năm truyền bá giáo lý của đức Thế Tôn, không một trang sử đen tối được ghi lại trong lịch sử Phật giáo.

Chính phủ Ấn Độ không có dự án khôi phục kiến trúc Đại học Nalanda, mà họ muốn giữ nguyên hiện trạng như vậy cho tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào mỗi khi đến đây tham quan, tận mắt chứng kiến tội ác hủy diệt văn hóa nhân loại, để từ đó tự thức tỉnh, rút ra một bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân, cho xã hội và cho nhân loại. Bài học ấy là hãy yêu chuộng hòa bình, hãy cùng chung sống trên hành tinh xanh bé nhỏ này.

Đồng thời, cách đây vài năm, chính phủ Ấn Độ cũng đã cho xây dựng Huyền Trang kỷ niệm Đường cách khu di tích Đại học Nalanda khoảng vài km, để tưởng niệm một cao Tăng, một học giả vĩ đại, một nhà chiêm bái huyền thoại của Phật giáo Trung Hoa đã có thời đến tu học tại đại học này.

nalanda-1.gif

Bia minh ghi tóm tắt lược sử Đại học Nalanda

nalanda-2.gif

Những hình ảnh dưới đây là chứng tích ghi dấu tội ác hủy hoại văn hóa nhân loại

của Hồi giáo hiếu chiến cực đoan trong thế kỷ XII.

nalanda-3.gif
nalanda-4.gif
nalanda-5.gif
nalanda-6.gif
nalanda-7.gif
nalanda-8.gif
nalanda-9.gif
nalanda-10.gif
nalanda-11.gif
nalanda-12.gif
nalanda-13.gif
nalanda 14.gif
nanlanda-15.gif
nalanda-16.gif
nalanda-17.gif
nalanda-19.gif
nalanda-20.gif
nalan-da-21.gif
nalanda-22.gif
nalanda-23.gif
nalanda-24.gif

Tam quan Huyền Trang Kỷ Niệm Đường

nalanda-25.gif

 Toàn cảnh kiến trúc Trung Hoa của Huyền Trang Kỷ Niệm Đường

nalandan-26.gif

Tôn tượng Đại sư Huyền Trang gùi Tam tạng kinh điển tôn trí tại mặt tiền giữa sân

nalanda-27.gif

Tôn tượng Đại sư Huyền Trang tôn trí trong Chính điện Huyền Trang Kỷ Niệm Đường

nalanda-28.gif

 Những bức tranh trang trí trên vách tường trong nội điện Huyền Trang Kỷ Niệm Đường

nalanda-29.gif
nalanda-30.gif
nalanda-31.gif
nalanda-32.gif
nalanda-33.gif

 Hoa văn trang trí trên trần trong nội điện Huyền Trang Kỷ Niệm

nalan-da-34.gif

 Dấu chân đức Phật in trên đá do ngài Huyền Trang phát hiện

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày