Phật Đản Liên Hiệp quốc tại Việt Nam

Phật Đản Liên Hiệp quốc tại Việt Nam
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, hay còn gọi là Đại lễ Tam hợp Liên Hiệp Quốc, kỷ niệm ba sự kiện là Đản sanh, Thành đạo và Niết bàn của Đức Phật. Tên gọi chính thức tại Việt Nam là Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc, hoặc còn gọi là Ngày Phật đản/Tam hợp Liên Hiệp Quốc.

Nguồn gốc phát xuất ngày đại lễ này khởi đầu từ ngày 15-12-1999, theo đề nghị của 34 nước, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc là một lễ hội văn hóa, tôn giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc và sẽ được tổ chức hàng năm tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc tại New York, Hoa Kỳ và tại các trung tâm của Liên Hiệp Quốc trên toàn thế giới.

Vào năm 2000, lần đầu tiên, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York. Từ đó đến nay (2008), Liên Hiệp Quốc đã chính thức tổ chức 9 lần, trong đó cộng đồng Phật giáo tổ chức 5 lần, 4 lần tại Thái Lan (2004-2007)và lần này (2008) tại đất nước chúng ta.

Chúng tôi còn nhớ năm 2004, Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan chỉ có 35 nước tham dự; nhưng mới hai năm sau, năm 2006, số quốc gia tham dự diễn đàn hội nghị Phật giáo tại Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc đã tăng nhiều lần. Năm 2006, tôi đã đưa đoàn Tăng Ni, Phật tử Việt Nam sang Thái Lan dự đại lễ với hơn 200 người và đoàn Phật giáo Việt Nam đông nhất trong các đoàn đại biểu của thế giới.

Năm nay, hòa cùng niềm vui chung với Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới, Việt Nam được vinh dự đăng cai tổ chức ngày Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc  tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, thủ đô Hà Nội từ ngày 13-17-5-2008. Chính phủ nước ta phối hợp với Ủy ban Tổ chức Quốc tế (IOC), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng tổ chức ngày lễ trọng đại này.

Đây là niềm vinh dự lớn lao cho Phật giáo Việt Nam là nước thứ hai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc. Với tinh thần tất cả dành cho ngày Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc, Tăng Ni và Phật tử trong cả nước đều rất hân hoan đóng góp cho ngày đại lễ này bằng cách tham gia trực tiếp, hoặc đóng góp tịnh tài, công sức, hay sáng kiến với tất cả tấm lòng mong muốn cho Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc được thành công mỹ mãn.

Chủ đề chính của đại lễ và hội thảo năm nay là “Sự đóng góp của Phật giáo trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Ngoài ra, hội thảo gồm có 6 chủ đề lớn và một diễn đàn như sau:
1- Vai trò của Phật giáo trong việc ngăn ngừa chiến tranh
2- Sự đóng góp của Phật giáo về công bằng xã hội
3- Phật giáo nhập thế và sự phát triển
4- Chăm sóc môi trường: Giải pháp của Phật giáo về sự thay đổi khí hậu
5- Vấn nạn gia đình và giải pháp của Phật giáo
6- Giáo dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển
7- Diễn đàn: Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số

Trên tinh thần hòa hợp, từ bi và trí tuệ của người con Phật, tôi tin tưởng rằng với sự tham gia của hơn 600 phái đoàn Phật giáo trên thế giới, khoảng 5.000 đại biểu đến từ 90 quốc gia sẽ cùng nhau chia sẻ, đóng góp các giải pháp thiết thực hữu ích cho những vấn đề thiết yếu của cuộc sống nhân loại, để kiến tạo xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như Đức Phật đã đề ra.  h

HT Thích Trí Quảng

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Giác linh đài cố Hòa thượng Thích Thiện Toàn tại chùa Thanh Hà

Đà Nẵng: Lễ tưởng niệm Tiểu tường cố Hòa thượng Thích Thiện Toàn

GNO - Sáng nay 30-4 (22-3-Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm Tiểu tường cố Hòa thượng Thích Thiện Toàn tại chùa Thanh Hà (Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự, nguyên Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.Đà Nẵng, trụ trì chùa Thanh Hà và chùa Pháp Lâm.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Kiềm chế các căn

GNO - Kiềm chế các căn có nghĩa là đảm bảo rằng chúng hòa hợp với các đối tượng của chúng.

Thông tin hàng ngày