Phật giáo tỉnh Gia Lai mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2665 tại chùa Bửu Thắng

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 25-5 (14-4-Tân Sửu), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Gia Lai trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 tại chùa Bửu Thắng (TP.Pleiku) trong tinh thần nội bộ, không tập trung đông người để phòng chống dịch Covid-19.

Sau nghi thức niệm Phật cầu gia hộ và chào Quốc kỳ, Đạo kỳ, Hòa thượng Thích Trí Thạnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã tuyên đọc Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đức Pháp chủ GHPGVN gửi đến toàn thể Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước.

Hòa thượng Thích Từ Vân, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh tuyên đọc Diễn văn Phật đản Phật lịch 2565 của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Hòa thượng Thích Trí Thạnh tuyên đọc Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565

Hòa thượng Thích Trí Thạnh tuyên đọc Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565

Ông Nguyễn Văn Nô, Phó trưởng ban Tôn giáo tỉnh đọc thư chúc mừng Phật đản Phật lịch 2565 của ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN.Nghi lễ Khánh đản được chư tôn đức giáo phẩm Phật giáo tỉnh cử hành trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh, nguyện cầu cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, đất nước phồn vinh, nhân loại chóng vượt qua đại dịch Covid-19.

Thực hiện nghiêm theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Trung ương Giáo hội trước bối cảnh đại dịch Covid-19, buổi lễ Kính mừng Phật đản của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Gia Lai được diễn ra ngắn gọn với đầy đủ ý nghĩa và kết thúc trong niềm hoan hỷ của chư tôn đức, Phật tử.

Hòa thượng Thích Từ Vân tuyên đọc Diễn văn Phật đản Phật lịch 2565
Hòa thượng Thích Từ Vân tuyên đọc Diễn văn Phật đản Phật lịch 2565

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày