Bên cạnh việc tác động đến những người nghiên cứu và thực hành Phật giáo như một tôn giáo chính, Phật giáo còn định hình cho nền triết học hiện đại, khoa học tâm lý, và môi trường chính trị.
Phật giáo với những hội thảo quốc tế đã cùng góp tay xây dựng và phát triển thế giới thông qua những thông điệp của mình
Tác động tôn giáo
Phật giáo có nguồn gốc ở châu Á, nhưng ngày nay tín đồ của tôn giáo này đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới và thuộc mọi dân tộc. Có ba truyền thống Phật giáo đang tồn tại ngày nay. Đó là Nguyên Thủy, Đại thừa và Kim Cương thừa.
Mỗi truyền thống có hệ thống tư tưởng và kinh văn khác nhau và có xu hướng phát triển ở những vùng khác nhau trên thế giới. Các tín đồ Phật giáo thường viếng thăm các trung tâm, đền chùa nơi họ có thể thiền định và nghiên cứu với nhau.
Tác động triết học
Ở các nước phương Tây ngày nay, một số tư tưởng hay triết lý Phật giáo rất phổ biến ngay cả trong số những người không phải là tín đồ Phật giáo. Ví dụ, các khái niệm như nghiệp (hành động), pháp (quy luật tự nhiên) và tái sinh vẫn được những người Kitô giáo, người Do Thái, hoặc thậm chí người vô thần thừa nhận và sử dụng.
Tác động tâm lý
Những căng thẳng trong cuộc sống hiện đại đã khiến nhiều người chọn việc thực hành thiền định Phật giáo, cũng như yoga, đều là những truyền thống tâm linh xuất xứ từ Ấn Độ.
Trị liệu tinh thần và thể chất bằng phương pháp thiền định
Thiền và yoga có tác dụng tích cực đến tâm lý của những người thực hiện thường xuyên, tạo cảm giác an lạc, sự tập trung và sự thức tỉnh tinh thần. Nhận thức được những hiệu ứng này, các nhà tâm lý học của Mỹ đã sử dụng các kỹ thuật thiền định Phật giáo làm cơ sở trong việc phát triển nhận thức chung và phương pháp trị liệu hành vi.
Tác động chính trị
Không bạo lực là một nguyên lý chính của Phật giáo. Có những Phật tử, bao gồm cả tu sĩ trên toàn thế giới xem nhiệm vụ tôn giáo của họ là lên tiếng chống lại chế độ chính trị đàn áp người dân.