Phật giáo vẫn giữ vị trí đặc biệt trong Hiến pháp mới

GN - Phát biểu trước dân chúng tại khu vực Đông bắc Mannar (Sri Lanka) cuối tuần qua, Thủ tướng nước này, ông Ranil Wickremesinghe nói rằng chưa có kết luận cuối cùng về hình thức Hiến pháp mới và ông sẽ thảo luận với chư Tăng liên quan đến dự thảo này.

H2.jpg


Thủ tướng Ranil Wickremesinghe trong phiên họp với chư Tăng Sri Lanka

Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã cam đoan với Tăng đoàn Phật giáo Sri Lanka rằng Chính phủ sẽ không thay đổi vị trí quan trọng hàng đầu của Phật giáo trong Hiến pháp mới. Bên cạnh đó, có những lo ngại rằng các nhà chức trách thực hiện thay đổi Hiến pháp để trấn an đồng bào dân tộc thiểu số Tamil.

“Chúng tôi đã nhận được sự ủy thác để thảo luận Hiến pháp mới. Công việc đang được tiến hành. Tôi sẽ trình bày bản dự thảo trước Tăng đoàn khi mọi thứ đã sẵn sàng”, Thủ tướng Wickremesinghe phát biểu trong bối cảnh chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo có uy tín đang phản đối quá trình cải cách Hiến pháp.

“Đây mới chỉ là giai đoạn đề xuất. Quá trình thay đổi Hiến pháp sẽ được đưa ra để nhận phản hồi từ bất kỳ người dân nào”, Thủ tướng nói thêm.

Toàn bộ chư Tăng thuộc tu viện Phật giáo Asgiriya đã có quan điểm kiên quyết phản ứng đối với nội dung Hiến pháp mới. Điều này sau đó đã được xác nhận bởi các chư tôn đức lãnh đạo của tu viện. Theo đó, cải cách bầu cử là cần thiết nhưng một Hiến pháp mới là không cần thiết.

Quốc hội Sri Lanka đã thành lập một bản sơ thảo đề ra một Hiến pháp mới theo cam kết của liên minh cầm quyền hiện tại sau cuộc bầu cử được tổ chức vào năm 2015. Tuy nhiên, giới Phật giáo đã phản đối việc này khi họ cho rằng động thái này của Chính phủ chỉ làm hài lòng nhu cầu của người thiểu số Tamil và Hiến pháp mới sẽ làm suy giảm vị trí quan trọng của Phật giáo.

“Tất cả chúng tôi đều đồng ý rằng vị trí dành cho Phật giáo sẽ không bị thay đổi”, Thủ tướng Wickremesinghe nói thêm.

Giới Phật giáo gần đây đã gặp Tổng thống Maithrpala Sirisena, người cam kết rằng vẫn chưa có kết luận cuối cùng và chư Tăng sẽ được tư vấn khi soạn thảo dự thảo văn bản Hiến pháp.

G.Trúc - Liên Hương
(theo The Indian Express)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày