Phát hiện công trình Phật giáo có trước đền Angkor

GNO - Trong một khám phá khảo cổ lớn nhất trong thời gian gần đây, cuộc thăm dò ngôi chùa Kim Cương thừa vào thế kỷ thứ 6 ở Devunigutta thuộc quận Jayashankar Bhupalapally, bang Telangana (Ấn Độ), cho thấy ngôi chùa này có trước tượng đài tôn giáo lớn nhất thế giới - đền Angkor Wat ở thế kỷ 13 ở Campuchia và đền thờ Barabudur Mahayana thế kỷ 9 tại Magelang, Java (Indonesia).

ankorwat indonesia.jpg

Bức phù điêu Kim Cang thừa trên tường của khu kiến trúc Phật giáo ở Devunigutta

Và những tàn tích này không chỉ có trước Angkor Wat, mà chúng còn có một sự giống nhau rất nổi bật với vẻ huy hoàng của ngôi đền Campuchia.

Các nhà sử học và khảo cổ học đã yêu cầu chính quyền bang khôi phục ngôi chùa độc đáo được xây bằng đá và gạch ở sâu trong rừng này.

Nhà sử học nổi tiếng Sriramoju Haragopal, cho biết: "Ngôi chùa gần đây đã được phát hiện bởi dân làng và nhóm Telangana Jagruti do Sadiq Ali dẫn đầu, chúng tôi đã quay lại ngôi chùa và nghiên cứu về phong cách kiến trúc và các khía cạnh lịch sử khác. Tượng đài Phật giáo này có từ thế kỷ thứ 6 và giống như đền Angkor Wat của Campuchia và đền thờ Barabadur của Java". Sự lộng lẫy của đền Angkor Wat giống như những tàn tích của ngôi chùa thế kỷ thứ 6 ở Devunigutta (Telengana).

Tượng đài Phật giáo cao 7,3 mét đã được chạm trổ bằng đá như ngôi đền của Campuchia. Devunigutta nằm gần Kottur ở Bhupalapally. "Đỉnh của ngôi chùa trông giống như một kim tự tháp và đã bị hư hỏng, với những tác phẩm điêu khắc cao 1,8 mét đổ nát, phải được khôi phục lại, có sự tương đồng rõ ràng giữa Angkor Wat và đền Devunigutta, mặc dù nhỏ hơn về kích thước. Haragopal nói: "Chúng tôi tìm thấy một hồ nước đẹp cách ngôi chùa khoảng 30 mét.

Nhóm các nhà sử học, bao gồm V Muralikrishna, K Srinvias, Aravind Arya, V Sameer Kumar và A Karunakar đã tìm thấy một tháp đá bằng đá cẩm thạch xuất hiện từ thế kỷ 1 hoặc 2 trước Tây lịch.

"Những ngôi tháp này sẽ là nơi hành lễ dành cho các nhà sư trước khi điện thờ được xây dựng, lối vào những tháp này được trang trí bằng những bức tượng Kim Cương thừa".

"Người dân địa phương đã xây dựng bức tượng Lakshmi Narasimha Swamy gần đây và bắt đầu thờ cúng nó. Chùa có một loạt những tác phẩm điêu khắc mang tính mô tả miêu tả cuộc sống của đức Phật, kể cả những lời dạy của Ngài. Đầu Đức Phật A Di Đà trên tường giống như các tác phẩm điêu khắc bằng gạch đá được tìm thấy ở Angkor Wat, hầu hết các pho tượng đều giống với các ngôi chùa Phật giáo khác ở Amaravati, Nagarjunakonda và Skandagiri và Udayagir", Haragopal nói.

Các sử gia cho biết Kim Cương thừa đã lan rộng ra thế giới từ Nagarjunakonda ở Andhra và Telangana. "Một bức tượng Taradevi cũng được tìm thấy. Văn hoá Shaiva trong điện thờ Phật giáo có nguồn gốc Kim Cương thừa", ông nói.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đức Pháp chủ - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng quang lâm tham dự và đạo từ - Ảnh: Quảng Đạo/BGN

Dấu ấn thành tựu của Phật học viện Huệ Nghiêm và Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Huệ

GNO - Ngày 27-11, tại chùa Huệ Nghiêm (Q.Bình Tân, TP.HCM) đã trang nghiêm tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Phật học viện Huệ Nghiêm (1964-2024) và giỗ kỵ báo tiến lần thứ 30 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Huệ (1914-1991), một trong những vị gắn bó với trung tâm đào tạo Tăng tài lớn ở miền Nam.
Đại sư Thiện Hoa (1918-1973)

Vài điều liên hệ trong sự nghiệp của Đại sư Thiện Hoa ở Việt Nam và Đại sư Huyền Trang ở Trung Hoa

NSGN - Mỗi dân tộc, tôn giáo trong từng giai đoạn lịch sử đều có những bậc vĩ nhân. Có thể tiêu chí về bậc vĩ nhân giữa các cộng đồng dân tộc, tôn giáo không đồng nhất, nhưng điểm chung của các bậc vĩ nhân là tạo nên những đóng góp to lớn về nhiều mặt cho cộng đồng đó nói riêng và cả nhân loại nói chung.

Thông tin hàng ngày