Phật tử về chùa Candaransi đắp núi cát và núi gạo

Phật tử về chùa Candaransi đón Tết Chôl Chnăm Thmây.
Phật tử về chùa Candaransi đón Tết Chôl Chnăm Thmây.
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tối 15-4, đông đảo bà con Khmer sinh sống trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận đã về chùa Candaransi (quận 3, TP.HCM) đón Tết Chôl Chnăm Thmây.

Sau khi thực hiện nghi thức đắp núi cát, phát nguyện và cúng dường Tam bảo, chị Giàu cùng chồng quê ở Kiên Giang lên TP.HCM làm việc cho biết, nghi thức này thể sự sám hối tội lỗi của mình trong nhiều đời nhiều kiếp vì vô tình hay hữu ý đã gây ra lỗi lầm nên thực hiện nghi thức này "tôi nguyện hồi hướng phước báu đến chính mình, ông bà cha mẹ quá vãng, và mọi người đều được hạnh phúc, bình an".

Cũng như gia đình chị Giàu, nhiều gia đình đã dẫn theo các em nhỏ hướng dẫn thực hiện các nghi lễ để gìn giữ giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc.

Hòa thượng Danh Lung chia sẻ thời pháp thoại

Hòa thượng Danh Lung chia sẻ thời pháp thoại

Đặt biệt trong ngày thứ 2 của Tết Chôl Chnăm Thmây, sau nghi thức đảnh lễ Tam bảo, thỉnh chư Tăng chú nguyện đắp núi cát, núi gạo là khóa lễ cầu an của chư Tăng đến Phật tử tham dự.Sau khóa lễ, bà con Khmer được nghe thời thuyết pháp do Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, trụ trì chùa Candaransi thuyết giảng.

Hòa thượng nói về ý nghĩa của truyền thống người Khmer khi thực hiện nghi thức đắp núi cát, núi gạo với các tích truyện gắn liền với tấm lòng thể hiện sự tri ân, báo ân, cúng dường lên Tam bảo của người Khmer.

“Với người Khmer xem gạo lúa là vật linh nuôi sống chung ta mỗi ngày nên chúng ta tưởng nhớ biết ơn vì đã nuôi sự sống bên trong mình. Riêng đắp núi cát thể hiện sự ăn năng những lỗi lầm mình đã làm và cúng dường lên Tam bảo để hồi hướng phước báu...", Hòa thượng chia sẻ.

Chư Tăng chú nguyện đắp núi gạo

Chư Tăng chú nguyện đắp núi gạo

Chư Tăng chú nguyện đắp núi cát

Chư Tăng chú nguyện đắp núi cát

Bà con thực hiện nghi thức đắp núi cát

Bà con thực hiện nghi thức đắp núi cát

Cột dây cầu an

Cột dây cầu an

Phật tử đồng bào Khmer có truyền thống Phật giáo theo gia đình

Phật tử đồng bào Khmer có truyền thống Phật giáo theo gia đình

Núi cát theo truyền thống của người Khmer

Núi cát theo truyền thống của người Khmer

Nhiều gia đình người Khmer tham dư Tết cổ truyền

Nhiều gia đình người Khmer tham dư Tết cổ truyền

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày