Phố cổ Trung Quốc đón Tết

GNO - Năm địa chỉ dưới đây ở Trung Quốc là những phố cổ với những nét văn hóa đặc trưng về Tết Nguyên đán. Giác Ngộ online giới thiệu để bạn đọc biết thêm về Tết cổ truyền theo lịch âm của người dân Trung Hoa...

Phố cổ Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang

Trong suốt lễ hội mùa xuân, các con đường ở Ô Trấn được treo đèn kết hoa thật lộng lẫy. Người dân ở đây dán hình ảnh trang trí kín khắp các cửa ra vào và các bức tường trong nhà. Nhiều tập tục cổ xưa của ngày tết truyền thống vẫn được lưu truyền cho đến nay.

Anh 1.jpg

Phố cổ Ô Trấn với những con phố thết tiệc

Đặc điểm nổi bậc nhất của phố cổ Ô Trấn là “những con phố thết tiệc” dài tít tắp. Ngày xưa, các gia đình giàu có sẽ tổ chức tiệc chào mừng khách đến thăm và chúc tết. Các nhà nằm sát mặt đường sẽ bày trí bàn ghế dọc theo con đường, nhà nối nhà, bàn nối bàn dài khắp một con phố, tạo nên một con đường ẩm thực sống động và nhiều sắc màu.

Ngày nay, “con đường thết tiệc” này vẫn còn hiện diễn ở phố Ô Trấn với nhiều món ăn đặc sắc và công phu hơn. Các hoạt động khác diễn ra tại phố cổ trong dịp này là: đưa Ông Táo về trời (ngày 23 tháng Chạp), dán câu đối xuân trong và trước nhà, đốt pháo hoa và tổ chức tiệc đêm đoàn viên gia đình (vào đêm Giao thừa), thắp nén nhang đầu tiên trong năm mới, xem kinh kịch, lễ hội đèn lồng, triển lãm,…

Phố Phượng Hoàng, tỉnh Hồ Nam

Với cái tên Phượng Hoàng, ngôi phố cổ này cũng thật sự lung linh và sắc màu trong các hoạt động đón mừng mùa xuân.

Anh 2.jpg

Một góc phố Phượng Hoàng

Tập tục đón xuân nơi đây cũng được lưu truyền lại từ rất lâu. Trước bữa tối đoàn viên, các gia đình sẽ tổ chức cúng bái cửu huyền gia tiên và sau đó là phong tục lì xì hồng bao của ông bà, cha mẹ và các thế hệ trưởng bối cho con cháu. Và mọi người sẽ tề tựu với nhau cho đến khi thời khắc năm mới chính thức đi qua.

Phố Châu Thôn, tỉnh Sơn Đông

Phố cổ Châu Thôn là địa hạt hành chính của TP Truy Bác, thuộc tỉnh Sơn Đông, nổi tiếng như là nơi đã khai sinh ngành thương nghiệp ở Sơn Đông.

Anh 3.jpg

Người dân ở Thương thành Châu Thôn ước nguyện năm mới

Được biết đến như một “thương cảng trên cạn” với vị trí chiến lược dọc theo các lộ trình thương mại, việc buôn bán kinh doanh ở Châu Thôn bắt đầu nở rộ và phát triển mạnh vào đầu thế kỷ 20. Nơi đây đã trở thành trung tâm của ngành ngân hàng, của thương nhân ngành vải lụa.

Châu Thôn trở thành điểm du lịch quốc gia chuẩn 4A năm 2008, phong phú với các viện bảo tàng, cửa hiệu, nhà hàng và các tiết mục biểu diễn văn hóa. Thương thành Châu Thôn đã có lịch sử hơn 1.000 năm tuổi, là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa đa dạng và nổi bật của địa phương và Trung Quốc.

Phố cổ Tây Đường, tỉnh Chiết Giang

Trong khi nhiều tập tục truyền thống đón tết cổ truyền dần bị phai nhạt theo thời gian ở các đô thị lớn thì Tây Đường - thị trấn trên nước có từ thời Xuân thu chiến quốc vẫn giữ được nét cổ kính và trầm mặc của mình. Các lễ hội văn hóa đậm chất dân tộc bản địa vẫn được duy trì và gìn giữ cho đến nay.

Anh 4.jpg

Mùa xuân nơi phố cổ Tây Đường

Nằm xen giữa Thượng Hải và Hàng Châu, hai thành phố hiện đại vào bậc nhất của duyên hải phía Đông Trung Quốc, Tây Đường đã khá thành công với sứ mệnh bảo tồn gần như hoàn toàn những nét văn hóa cổ truyền của mình, góp phần to lớn trong việc thu hút một lượng không nhỏ khách du lịch đến tham quan nơi ngôi phố cổ nhỏ bé này.

Thương thành cổ Hồng Giang, tỉnh Hồ Nam

Trong suốt thời gian đón Tết cổ truyền, thương thành cổ Hồng Giang tọa lạc tại trung tâm tỉnh Hồ Nam, sẽ là nơi đăng cai tổ chức 10 sự kiện văn hóa và dân tộc để mừng năm mới.

Anh 5.jpg

Sự kiện mừng năm mới ở Hồng Giang - Ảnh: China.org.cn

Hồng Giang là một thắng cảnh của tỉnh Hồ Nam, được kiến tạo bởi hơn 380 kiến trúc cổ tinh tế từ thời nhà Minh, Thanh trải rộng trên diện tích khoảng 100.000 m2. Các công trình nơi đây tuy đã nhuốm màu thời gian nhưng vẫn là biểu trưng cho sự phát triển thịnh đạt, cho đời sống sung túc của giới thương nhân ngày trước.

Trần Trọng Hiếu (Theo Xinhuanet)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày