Phương tiện thiện xảo của Đức Phật

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1251 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1251 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Bình-sa vương vốn là một Phật tử thuần thành, ông rất quý kính Đức Phật và thích nghe giáo pháp của Ngài. Tuy nhiên, thứ phi Khema của vua thì trái lại, bà rất sợ gặp Đức Phật. Bởi vì đối với Thế Tôn, sắc là họa hoạn, là vô thường, là khổ… mà bà thì rất có sắc.

Tự say đắm với sắc đẹp của mình, Khema luôn chăm chút bảo vệ sắc đẹp ấy, không muốn mất nó dù chỉ phút giây, nhất là mất nó trong lòng Bình-sa vương. Do vậy bà rất dị ứng với Đức Phật, vì biết rằng Thế Tôn sẽ phá vỡ thứ mà bà yêu thích nhất.

Hôm đó, Bình-sa vương dụ thứ phi Khema đến Trúc Lâm, không phải để nghe pháp mà chỉ để vãn cảnh. Quả nhiên, Trúc Lâm hiện ra như một sức hút dẫn Khema đi tới, đi tới… đến khi nghe có tiếng nói văng vẳng bên tai, bà khựng lại hỏi cung nữ:

- Tiếng ai trong đó?

Cung nữ tâu:

- Thưa, Đức Thế Tôn đang thuyết pháp.

Bà muốn quay ra nhưng đã lỡ đến nơi, Khema miễn cưỡng vào gặp Đức Phật. Lúc đó, Thế Tôn dùng thần lực hóa hiện một thiên nữ đứng quạt Ngài, sắc đẹp thắng xa sắc đẹp của bà. Khema nhìn say đắm và quên bẵng Đức Phật đang đối diện trước mặt. Bà vội khều cô cung nữ kế bên, nói khẽ:

- Nhà ngươi có thấy cô gái đứng hầu quạt Sa-môn Cồ-đàm đó chăng? Ta chưa bao giờ thấy ai đẹp đến như vậy. So với cô ta thì ta chẳng ra gì.

Cô cung nữ ngạc nhiên, không hiểu bà nói gì. Bởi cô có thấy ai ngoài Đức Thế Tôn đang nói pháp đâu. Thì ra hình ảnh này do Đức Phật hóa hiện, vì để hóa độ Khema nên chỉ cho một mình bà thấy thôi. Thế rồi, chẳng mấy chốc người con gái kiều diễm ấy bỗng đổi sắc trở nên vàng úa, rồi dần thành một bà lão già yếu, răng rụng, tóc bạc, da nhăn và cuối cùng ngã xuống đất với chiếc quạt trong tay.

Khema kinh hãi chợt liên tưởng đến mình, không biết có bị rơi vào cảnh ngộ thế này không? Bấy giờ bà mới nhìn sang Đức Thế Tôn với tâm trạng lo sợ. Nhận biết đã đến lúc có thể thuyết pháp được rồi, Đức Phật nói:

- Này Khema, thân này giả tạm vô thường, không thể tránh khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Thân này bất tịnh, là cái túi da chứa đựng bên trong những thứ hôi thối, dơ bẩn. Chỉ những kẻ si mê mới đắm say thân xác này.

Nghe đến đây bỗng nhiên tâm tư bà bừng sáng, như người mê chợt tỉnh. Ngay khi ấy Khema chứng quả Dự lưu, liền quỳ xuống đảnh lễ Đức Phật:

- Bạch Thế Tôn, con đã thấy pháp. Phàm tất cả những gì có sinh thì phải có diệt.

Thế Tôn liền nói kệ:

Người đắm say sắc dục,

Tự lao mình xuống dòng,

Như nhện sa lưới dệt,

Người trí cắt đứt nó,

Bỏ mọi khổ không màng.

(Kinh Pháp cú, câu 347)

Đức Phật biết mỹ nhân Khema đẹp và chính bà rất mê sắc đẹp của mình. Thế Tôn liền dùng đẹp trị đẹp, giữ thân và tâm của bà bằng một màn hóa hiện đặc biệt. Khi thấy người con gái đẹp hớp hồn hầu quạt Cồ-đàm, trong lòng Khema sinh nghi: “Quái lạ, Bình-sa vương nói với ta, Đức Phật là một bậc chân tu thanh tịnh, vậy tại sao lại chấp nhận cho mỹ nhân hầu quạt thế này?”.

Đức Phật chỉ thẳng một sự thật nơi thân tâm của Khema và cũng là của tất cả chúng sanh. Thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã. Dù bà có công nhận hay không công nhận thì nó vẫn luôn như vậy. Bởi đây là sự thật. Ở đây, giáo lý Tứ niệm xứ được Đức Phật triển khai bằng một ảnh dụ. Mạng sống chóng vánh của con người, là sát-na vô thường diễn biến không ngừng trong từng hơi thở của tất cả chúng ta.

Thế là bà đến gần, quan sát, chú tâm và tiếp nhận trọn vẹn màn hóa hiện của Đức Phật. Dòng thời gian ngắn ngủi đi qua vùng tâm thức của Khema với tất cả những biến động vô thường, hoại diệt, ưu não của một sắc thân, để lại trong bà một cái gì đó khó nói nên lời. Bà rùng mình về một sắc đẹp có đó rồi không đó. Chóng vánh. Tàn phai. Cuối cùng, với sự trợ lực của Đức Thế Tôn, chủng tử thiện lành trong tâm bà thức dậy. Khema mở lòng muốn biết, muốn nghe Cồ-đàm sẽ nói những gì. Bà đón nhận pháp ngữ của Đức Thế Tôn như nắng hạn đợi cơn mưa rào.

Đức Phật chỉ thẳng một sự thật nơi thân tâm của Khema và cũng là của tất cả chúng sanh. Thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã. Dù bà có công nhận hay không công nhận thì nó vẫn luôn như vậy. Bởi đây là sự thật. Ở đây, giáo lý Tứ niệm xứ được Đức Phật triển khai bằng một ảnh dụ. Mạng sống chóng vánh của con người, là sát-na vô thường diễn biến không ngừng trong từng hơi thở của tất cả chúng ta.

Nương thần lực của Đức Phật, Khema mục thị sự chuyển biến sắc thân của một mỹ nhân, lúc mới hình thành đến khi hoại diệt chỉ trong chớp mắt. Bà đi từ say đắm đến hoảng sợ lo âu và cuối cùng vỡ lẽ nó không thật, các pháp có sanh thì có diệt. Đến đây thì Khema giật mình tỉnh giấc, chính thức bước ra khỏi cái ngục tù giam hãm đời bà từ bấy lâu nay, tiến thẳng vào sơ quả Tu-đà-hoàn, nhập dòng Thánh cũng trong khoảng khảy móng tay. Đây chính là thiện xảo phương tiện của đấng Điều Ngự vậy.

Chiêm nghiệm kỹ, chúng ta sẽ thấy mọi khổ não trên đời đều bắt nguồn từ sự luyến ái. Nghiệp tập luyến ái phát sinh từ mê lầm, không nhận thức rõ bản chất của các pháp là vô thường, duyên sanh không thật. Phật nói chấp thủ năm uẩn là nguyên nhân dẫn đến khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau thì phải xả bỏ sự chấp thủ ấy. Phật dạy dùng ánh sáng trí tuệ chiếu soi năm uẩn không thật thì vượt qua hết mọi khổ ách. Cho nên điều kiện tiên quyết trong tu tập chính là tuệ giác. Nếu không dùng trí tuệ chiếu soi thì dù được vô lượng Đức Phật khai thị, ngàn năm chúng ta vẫn chìm trong bóng tối vô minh.

May thay! Giữa dòng sanh tử mênh mông bất tận, ta còn sót lại chút phước duyên để dự vào hội Phật, được các bậc thiện hữu tri thức đầy đủ trí tuệ và từ bi nắm tay dẫn lối. Ta ngần ngại gì mà chẳng dám mạnh dạn tiến bước. Đức Thế Tôn đâu không dặn dò: “Mỗi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với ánh sáng của Chánh pháp”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày