Quảng Ninh: Chùa Trúc Lâm Cô Tô khởi công xây dựng tượng đài Bồ-tát Quán Thế Âm

Chính thức khởi công xây dựng tượng đài Bồ-tát Quán Thế Âm
Chính thức khởi công xây dựng tượng đài Bồ-tát Quán Thế Âm
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 8-5, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ khánh thành lầu chuông, lầu khánh và khởi công xây dựng tượng đài Bồ-tát Quán Thế Âm tại chùa Trúc Lâm Cô Tô.

Được biết, lầu chuông và lầu khánh được xây dựng theo kiến trúc 8 mái chồng diêm, đối xứng nhau, cao 16 mét, được làm bằng xi măng, sắt thép và gỗ; diện tích mỗi lầu là 50m2 với tổng kinh phí 1,6 tỷ đồng.

Cắt băng khánh thành lầu khánh

Cắt băng khánh thành lầu khánh

Dịp này, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh cũng tổ chức khởi công xây dựng tượng đài Bồ-tát Quán Thế Âm có chiều cao 11 mét, hướng ra biển Đông, được thiết kế bằng đá ngọc bích liền khối. Tổng kinh phí xây dựng tượng đài dự kiến hơn 2,5 tỷ đồng, bao gồm cả khuôn viên tượng.

Chùa Trúc Lâm Cô Tô được khởi công xây dựng năm 2014, có tổng diện tích hơn 2,5 ha, chia thành các phân khu như: cổng tam quan, lầu chuông, lầu khánh, tòa Tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà Tăng, nhà thờ Mẫu, nhà khách, khuôn viên cảnh quan...

Tháng 12-2019, chùa Trúc Lâm Cô Tô khánh thành tòa Tam bảo với diện tích mặt sàn 270m2, được thiết kế theo lối chùa cổ truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn từ thiện chùa Thiên Quang cứu trợ tại Myanmar

Chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM) thăm các tu viện, xây 10 căn nhà hỗ trợ người dân Myanmar sau động đất

GNO - Từ ngày 28-6 đến 1-7, đoàn từ thiện chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM), dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích nữ Hương Nhũ, trụ trì chùa đã trực tiếp đến thăm 20 tu viện, xây tặng 10 ngôi nhà tập trung, tặng quà cho 1.103 hộ dân tại Myanmar chịu ảnh hưởng bởi động đất xảy ra vào ngày 28-3.
Tranh minh hoạ tăng nhân Biện Cơ

Biện Cơ - vị tăng nhân tài hoa nhưng bạc phận

NSGN - Một trong những tác phẩm của ngài Huyền Trang (602-664) mang tính cống hiến vĩ đại cho ngành khảo cổ ở Ấn Độ nói riêng và cho cả nhân loại nói chung, góp phần giúp tìm ra những Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ, đó chính là tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký (大唐西域記).

Thông tin hàng ngày