Sách mới của dịch giả Như Nhiên

MỜI QUÝ VỊ ĐÓN ĐỌC BỘ SÁCH
“SƠN CƯ PHÁP NHŨ” TẬP 1 và 2
Dịch giả: Như Nhiên
Nhà Xuất bản Tôn Giáo ấn hành tháng 12 năm 2018

Use Website_Bi_a SO_N CU_ PHA_P NHU_ Ta__p 1.png


Bìa sách - tập 1

LỜI GIỚI THIỆU

Sơn Cư Pháp Nhũ - Giáo Huấn Nhập Thất Khẩu Truyền dành cho Thiền giả, Hành giả, của ngài Karma Chakme Rinpoche là một cuốn sổ tay toàn diện về mọi mặt của thực hành ở mức độ bên ngoài của Đại thành tựu giảRinpoche Karma Chakme. Thực chất nó là bản văn đề cập đến cách làm thế nào để khai phóng Phật tánh của chính chúng ta. Phật tánh là bản chất thật sự của chúng ta. Nó là chân tánh của chính chúng ta và chắc chắn đó là điều cốt lõi mà chúng ta phải hiểu điều này như là cơ sở của động lực để thực hành.

Đơn giản biết rằng chúng ta vốn có Phật tánh, tuy nhiên, nó không đủ để đưa đến giác ngộ. Nếu chúng ta biết điều này mà chẳng thực hành, sẽ chẳng có gì thay đổi cả. Suy cho cùng, điều này luôn là bản tánh của chúng ta. Chúng ta có Phật tánh, hay Như lai tạng, nhưng chúng ta chưa đạt Phật quả. Chỉ sự hiện diện của nó thôi chưa đủ. Điều này giống việc xoay xở với nguồn nước ở Tây Tạng trước đây. Giờ thì hiển nhiên có rất nhiều nước dưới lòng đất của Tây Tạng. Đã có thời chúng tôi nghĩ rằng có vấn đề với nguồn nước, nhưng giờ thì chúng tôi biết rằng nếu đào sâu xuống lòng đất, chúng tôi có thể dễ dàng tìm thấy nó. Tuy nhiên nước có sẵn dưới đất cũng không ích gì trừ khi chúng tôi khoan giếngthực sự. Cũng thế, quan điểm duy nhất của việc tìm hiểu Phật tánh là khích lệ thực hành Phật pháp, bởi lẽ chỉ có thực hành - không phải kiến thức - mới giúp hiển lộ Phật tánh và đưa chúng ta đạt đến Phật quả.

Những gì chúng ta gọi là Phật quả không gì khác hơn là sự hiển lộ hoàn toàn những phẩm tính bẩm sinh của chính chúng ta mà chúng thì vốn luôn hiện hữu trong chúng ta. "Phật" không phải là cái gì ngoài chúng ta. Chừng nào chúng ta chưa khám phá Phật tánh bên trong của chúng ta, chừng đó chúng ta vẫn xem "Phật" ở bên ngoài vì chúng ta chưa kinh nghiệm "Phật" như cái gì ở ngay bên trong chúng ta. Cuốn sách này, Sơn Cư Pháp Nhũ - Giáo Huấn Nhập Thất Khẩu Truyền dành cho Thiền Giả, Hành Giả của ngài Karma Chakme liên quan đến mỗi giai đoạn và mỗi chi tiết của tiến trình khám phá Phật tánh của chúng ta. Nó mô tả cách tiêu trừ mỗi loại chướng ngại bất định và các chướng ngại khác mà bằng mọi cách che giấu hay ngăn cản nhận diện ra chúng.

Tuy nhiên có khả năng hiểu lầm về quan điểm đối với bản văn này. Bởi vì bản văn gọi là Sơn Cư Pháp Nhũ - Giáo Huấn Nhập Thất Khẩu Truyền dành cho Thiền giả, Hành giả, khiến một số người nghĩ rằng nó chỉ hữu ích cho những ai đang nhập thất cô tịch, nghiêm mật, nhưng đó không phải là những gì mà tựa đề trên nói đến cả. Sơn Cư Pháp Nhũ nói đến thực tế rằng đây là bản văn hướng dẫn [thực hành] đầy đủ nhất. Một khi con đã thọ nhận những trao truyền và nhập môn cần thiết từ một bậc chân sư, nếu con đem bản văn này theo khi nhập thất kín và không có nguồn tham vấn nào khác - không có tài liệu khác và người hướng dẫn - thì con có thể vẫn đủ mọi dẫn dắt và hướng dẫn mà con cần. Lý do nó gọi là Sơn Cư Pháp Nhũ đó là nó sẽ trao cho con bất cứ hướng dẫn nào con cần, bất cứ khi nào con cần đến nó. Nó chứa đựng mọi công cụ mà con sẽ cần ở các giai đoạn thực hành khác nhau của con để nhận ra Phật tánh của con. Cho nên tựa đề sách không có nghĩa nó chỉ dành cho những người nhập thất; đúng hơn, nó có nghĩa là đầy đủ cho những người nhập thất.

Hơn nữa, bản văn không chỉ dành cho những hành giả cao cấp. Nó mở đầu với những phần cơ bản nhất của Phật pháp - giới nguyện quy y ... - và tiếp tục hành trình xuyên suốt mọi con đường, giảng giải mọi điều con cần phải biết và mọi điều con cần thực hành để đạt đến Phật quả. Nó chứa đựng mọi giáo lý của cả Kinh và Mật, một giảng giải về mọi giai đoạn của giới và hạnh tương ứng với Biệt giải thoát giới (Hinayana), Bồ-tát giới (Mahayana), và Mật thừa giới (Vajrayana). Do sự hoàn chỉnh của nó, bản văn này vì thế được xem là vượt trội so với phần lớn các bản văn khác về loại này.

IMG_5649.JPG


Bìa sách - tập 2

Giai đoạn lịch sử mà bản văn này được biên soạn là một giai đoạn đặc biệt và gian truân của dòng truyền thừa chúng ta. Nó là thời của ngài Karmapa đời thứ mười, Choying Dorje, do hoàn cảnh chính trị nên ngài không thể trực tiếp làm lợi lạc chúng sanh trong bất kỳ cách thức có ý nghĩa nào. Ngài đã dạy rằng Rinpoche Karma Chakme là hiện thân hoạt động của ngài trong việc bảo tồn giáo lý của dòng truyền thừa và phát huy nó sâu rộng. Hơn nữa, theo thị kiến của ngài Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm, Karma Chakme được xem như là hiện thân về tâm của Đức A Di Đà. Trong thời đại của ngài Karmapa đời thứ mười và ngài Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm, tác phẩm của Rinpoche Karma Chakme được truyền bá nhanh chóng khắp xứ Tây Tạng, đặc biệt vùng Kham, nó mãi chuyển biến sâu xa con đường tu tập của chúng ta.

Liên hệ:

Dịch giả: Như Nhiên

- Địa chỉ: Tịnh thất Liên Tây, thôn Phú Thạnh, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

- Email:pemarpo28@yahoo.com

- DĐ: 079 6333399 - Thầy Trí Không

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày