Sài Gòn mùa giãn cách: Giữ tâm thanh lặng giữa những biến cố

Góc nhỏ ở Sài Gòn của tác giả
Góc nhỏ ở Sài Gòn của tác giả
0:00 / 0:00
0:00
GNO -  “Cơn sốt vỡ da” của đại dịch làm cuộc sống xáo trộn, nước mắt chúng sinh ròng rã trên những mặt đường khát vọng, quanh bể khổ bến mê. Những hiện hữu thân thuộc, quyến luyến bỗng chốc hóa tàn tro...

Sài Gòn mùa giãn cách, tôi đã lặng mình trong phòng cũng đã được hơn ba tháng, đi qua nhiều sắc thái của con người: sợ hãi, bối rối, chán nản, tuyệt vọng, cuồng tâm loạn trí... Cảnh thế gian đượm u hoài, màu tang tóc phủ trùm. Những tin tức về cái chết và tốc độ tăng nhanh số lượng người nhiễm như đốn tận tim, bàng hoàng cơ thể tôi. Sau tất cả những đấu tranh nội tại đã đưa tâm tôi trở về sự tẻ lặng trầm mặc hơn.

Nuôi dưỡng, giữ tâm thanh lặng với giáo lý của Đức Phật

Nuôi dưỡng, giữ tâm thanh lặng với giáo lý của Đức Phật

Tôi đặt ra hàng loạt câu hỏi: Đại dịch từ đâu đến? Bao giờ sẽ ra đi? Phật ở đâu giữa đại dịch? Đại dịch yêu cầu con người phải ứng xử như thế nào với mọi hiện hữu xung quanh?

Nhớ lại bài giảng của Đức Phật, ngẫm về những điều đang hiện hữu trước mắt, tôi kiến giải cho bản thân một “đường ăn ý ở” giữa sự bất an của đại dịch.

Tôi nhận ra rằng, Phật luôn ở đây, sống trong tâm ta. Đại dịch (khổ đau) không tự có, bất cứ mọi sự xảy đến trên đời đều hàm chứa những hạt nhân hợp lý. Cuộc gặp gỡ của virus với loài người trên trái đất vào thời điểm này không phải là sự “ngẫu nhiên tương phùng”.

Tôi hiểu hơn về sinh, tử là vay mượn, vay thì có trả, sinh thì có diệt. Hiểu được lý vô thường của kiếp người tuân theo quy luật kiếp quả, không luyến tiếc và điên hận. Từ đó, tôi nhất tâm hồi hướng, tĩnh trí lặng lòng thanh lọc thân tâm.

Càng bấn loạn, khổ đau thì càng sa lầy trong khổ ải trầm luân. Tôi không để tang tóc của thời thế dày vò nữa, mà giữ mình đừng buông thả tâm trí để những “đao kiếm đả loạn” của thế sự can nhiễu. Học cách chấp nhận, cùng chung sống với đại dịch, xem đại dịch như là thử thách tôi luyện, tôi luyện tinh thần thép, tôi luyện cả đức tin...

Giác ngộ bình tâm, thấy rõ bản chất địa ngục, tôi vững tin ở giáo lý của Đức Phật hơn, đứng về phía giáo lý của Ngài và tuân theo sự “sai khiến” của thiện lương.

Thách thức dịch bệnh, mở ra cho tôi cơ hội được lánh tục lụy để cảm nghiệm nhân sinh. Giãn cách vẫn thấy được sự ồn ào gào khóc của những phận đời, phận người. Để chạm gần hơn với họ, để khoảng cách tạo ra gắn kết. Tôi tích cực thiền định, tĩnh tâm, chân niệm những điều tốt lành cho người thân, người thương và người xung quanh mình.

Suy nghĩ tích cực, khổ đau của dịch bệnh cũng là cơ hội để mình nhìn và nhận thức lại vấn đề, để sau khi bước qua nó ta tu chỉnh lại chính mình mà sống cuộc sống chất lượng, giá trị và trân quý hơn hơi thở này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày